Số lượt truy cập
Hôm nay 82420
Hôm qua 58866
Tuần này 245990
Tháng này 3283816
Tất cả 193079400
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 08/11/2017
Hiệu quả mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa ở Thiệu Hóa

Nhận thức được vai trò quan trọng của lương thực, thực phẩm là vấn đề cấp bách trong đảm bảo an ninh lương thực. Những năm gần đây Thanh Hoá đã triển khai nhiều chương trình hành động nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền nông nghiệp lúa gạo, trong đó việc chú trọng đưa cơ giới hoá vào sản xuất, tiếp tục thực hiện đổi điền dồn thửa, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. 

Từ năm 2010 đến nay Thanh Hóa luôn được mùa trên cả phương diện năng suất và chất lượng cây trồng. Nhiều cây có giá trị kinh tế cao được đưa vào trồng,  góp phần tích cực vào công cuộc công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Với mục tiêu đưa các TBKHKT mới vào sản xuất, thâm canh cây lúa nhằm tăng năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, vụ Mùa năm 2017, từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu địa phương, Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với UBND xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa xây dựng, triển khai mô hình khuyến nông “Ứng dụng đồng bộ các TBKHT mới  sản xuất lúa” tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa với quy mô 38 ha và 120 hộ dân tham gia. Theo đó khi tham gia mô hình bà con sẽn được hỗ trợ 100% giống Bắc Xuyên(Thuần  việt 7), 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật và tham dự các hội nghị tổng kết, nhân rộng mô hình.

Để giành thắng lợi ngay từ đầu vụ khi triển khai mô hình, Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa đã tổ chức được 3 lớp tập huấn cho 150 người trong và ngoài mô hình nhằm hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trong sản xuất lúa như: cơ cấu thời vụ, kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật làm mạ khay, kỹ thuật làm đất cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa từ giai đoạn mạ, giai đoạn sau cấy, giai đoạn lúa đẻ nhánh, giai đoạn phân hóa đòng, giai đoạn chín, giai đoạn thu hoạch bảo quản lúa sau thu hoạch… Chính vì vậy mô hình được triển khai đúng kế hoạch trong khung thời vụ tốt nhất.

Thiệu Hợp là xã có truyền thống thâm canh lúa. Tuy nhiên khi triển khai mô hình ứng dụng đồng bộ các TKHKT mới trong sản xuất lúa đã không ít hộ nông dân nghi ngờ hiệu quả của nó, do ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: làm mạ khay cấy máy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo ICM, IPM ….nên nông dân còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác thực hiện, một số hộ còn e dè, sợ ảnh hưởng đến năng suất lúa.Chỉ đến khi được tuyên truyền, tập huấn, tham quan, so sánh giữa cấy bằng máy với việc cấy bằng tay bà con mới thực sự tin tưởng, ghi nhận, bên cạnh đó thời tiết vụ Mùa có nhiều bất thuận,sâu bệnh phát sinhgây hạisớm, mưa to bão lớn vào thời điểm lúa trỗđếnthu hoạch nên ảnh hưởngkhông nhỏđến hiệu quả mô hình.

Tuy nhiên, việc ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa như làm mạ khay chủ động được chân mạ, dễ dàng chăm sóc, bảo vệ, thâm canh mạ, tạo ra cây mạ khỏe, đủ tiêu chuẩn đưa ra đồng cấy. Máy cấy thưa, thẳng hàng nên sau cấy: Lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao; thời gian trỗ bông tập trung, thời gian chín nhanh. Khả năng chống đổ tốt và chống chịu sâu bệnh khá.

Mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKHKT mới trong sản xuất lúa ở Thiệu Hợp, huyện thiệu Hóa được bà con đánh giá cao, năng suất đạt trung bình 60 tạ/ha (300 kg/sào), cao hơn 6 tạ/ha so với năng suất trung bình của giống lúa thuần chất lượng tại địa phương. Sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư cho thấy mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so phương pháp sản xuất truyền thống. Tiêu biểu có gia đình anh Lê Văn Huệ, thôn Chấn Long 2, hộ gia đình anh anh Dương Chính Đại thôn Chấn Long 2...

Việc ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa không chỉ có ý nghĩa giải phóng sức lao động cho bà con nông dân, mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất (giảm tiền giống, phân bón, thuốc BVTV), tăng năng suất, sản lượng lúa.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Giám đốc  HTX Thiệu Hợp cho biết, “ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT mới trong sản xuất, từ làm mạ khay, máy cấy đến thu hoạch bằng máy vào sản xuất đã giúp cho địa phương chủ động được diện tích gieo mạ, chăm sóc mạ và chủ động thu hoạch lúa nhanh, tập trung, tránh được điều kiện bất thuận của thời tiết của vụ Mùa xảy ra, đáp ứng được thời vụ nhờ đó cây mạ phát triển toàn diện, khi cấy hôì xanh bén rễ nhanh hơn, cây lúa khỏe, giảm sâu bệnh. Đặc biệt khi áp dụng mô hình đã giúp giải phóng sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nhờ đó tăng được giá trị thu nhập cho nguời trồng lúa”./.

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12807


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt  (08/11/2017)
 Cách tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi gà (tiếp theo) (08/11/2017)
 Bệnh khô mỏ, khô chân, xù lông và chết sớm ở gà, vịt, ngan, ngỗng, con mới nở (Debilitas Vitae Avium) (08/11/2017)
 Một số giải pháp kỹ thuật phát triển nghề nuôi tôm chân trắng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với năng lực của bà con nông dân (08/11/2017)
 Phát triển nuôi tôm nước lợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại Thanh hóa (08/11/2017)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất rau màu đảm bảo an toàn thực phẩm”. (07/11/2017)
 Chăm sóc, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lũ. (17/10/2017)
 Một số biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi sau mưa lũ. (16/10/2017)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ. (16/10/2017)
 Kết quả nhân rộng mô hình hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần (21/09/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang