Số lượt truy cập
Hôm nay 2988
Hôm qua 58866
Tuần này 166558
Tháng này 3204384
Tất cả 192999968
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 08/11/2017
Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh;Trạm Khuyến nông huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo và thực hiện thành công mô hình: Liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt quy mô 2000 con gà với 10 hộ tham gia trong thời gian 4 tháng, tại xã Thọ Bình, Triệu Sơn.

Thọ Bình là xã vùng núi của huyện Triệu Sơn, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do: Trình độ dân trí thấp, do tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, sự tự giác học hỏi của người dân chưa cao và còn mang tính bảo thủ. Chính vì vậy họ gặp khó khăn chung trong sản xuất và chăn nuôi.

Nắm bắt tình hình trên, Trạm Khuyến nông Triệu Sơn đã thực hiện mô hình Liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt, nhằm tạo điều kiện cho bà con vùng núi gần gũi hơn, hiểu thêm kiến thức chăn nuôi gà nhằm phần nào giảm bớt khó khăn cho bà con vùng núi,giúp họ từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà.

Quá trình triển khai mô hình được Trạm khuyến nông xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong 04 tháng và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng như: Xã Thọ Bình tiến hành họp bình xét theo đăng ký ban đầu là 14 hộ, sau khi trạm khuyến nông đi kiểm tra, thẩm định và kết luận có 10 hộ đủ điều kiện tham gia mô hình và nêu lý do 04 hộ không đủ điều kiện nuôi gà. Nhìn chung quá trình triển khai như: Tập huấn, cấp gà giống và vật tư... được tiến hành thuận lợi.

Riêng hội thảo mô hình. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và tranh luận sôi nổi, các đại biểu có mặt gồm: Đại diện Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phòng Khuyến nông chăn nuôi, Trạm Khuyến Nông, Phòng Nông nghiệp, Trạm Thú y; đại diện Lãnh đạo UBND huyện, xã các hộ tham gia mô hình và các hộ chăn nuôi điển hình trên địa bàn xã, huyện... Các bài tham luận được đánh giá là sát thực phù hợp với tình hình chung hiện nay. Tuy nhiên điểm mới của mô hình là từ “Liên kết” đã được nhắc nhiều trong hội thảo và được trả lời thấu đáo, rõ ràng. Điều đáng ghi nhận là một số đại biểu, nhất là hộ nông dân tham gia hội thảo có những suy nghĩ tích cực như: họ sẽ học hỏi, làm theo và liên kết... với quy mô ban đầu ở mức độ bình thường, nếu thành công hộ sẽ mở rộng quy mô. Như vậy hội thảo đã tuyên truyền thành công ở chỗ, đã đưa người dân đến suy nghĩ tích cực, một hành động có thể sảy ra trong tương lai về liên kết chăn nuôi gà.

Qua thời gian thực hiện, mô hình thành công với tỷ lệ nuôi sốngtrung bình toàn đạt 95% và trọng lượng xuất chuồng trung bình của 10 hộ đạt 1,82kg/con/3tháng nuôi, cao hơn yêu cầu của mô hình đề ra là một kết quả đáng ghi nhận đối với bà con nuôi gà vùng miền núi. Chính vì tỷ lệ nuôi sống càng cao, tăng trọng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế là đáng kể.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một vấn đề đặt ra là: Cùng thực hiện một thời điểm, cùng nhận giống, vật tư, thức ăn, tập huấn... như nhau và khi xuất bán gà giá tương đối ổn định. Vậy tại sao có sự chênh lệch về hạch toán của 10 hộ, hộ nuôi gà tốt nhất là:Hoàng Hoa Lĩnh, tiền lãi từ bán gà là 5.168.000đ; hộ nuôi gà có tiền lãi thấp nhất là Vũ Đức Bảy 2.788.000đ; các hộ còn lại thu lãi từ 3.000.000đ trở lên. (mỗi hộ nhận nuôi 200 con gà)

Như vậy, vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho gà là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình nuôi, chỉ đơn giản là: nhiệt độ khi nuôi úm gà đủ ấm, chất độn chuồng sạch sẽ, thức ăn cho gà luôn thơm, mới; nước uống sạch và thay nước thường xuyên, dùng thuốc kháng sinh và tiêm phòng vacxin cho gà theo lịch đảm bảo. Chắc chắn sẽ thành công, nếu các hộ tuân thủ kịp thời.

 

 

Kiểm tra thức ăn cho gà -  Nghiệm thu mô hình gà Thọ Bình, Triệu Sơn 

Mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt tại xã Thọ Bình, Triệu sơn năm 2017

Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15510


Các tin khác:
 Cách tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi gà (tiếp theo) (08/11/2017)
 Bệnh khô mỏ, khô chân, xù lông và chết sớm ở gà, vịt, ngan, ngỗng, con mới nở (Debilitas Vitae Avium) (08/11/2017)
 Một số giải pháp kỹ thuật phát triển nghề nuôi tôm chân trắng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với năng lực của bà con nông dân (08/11/2017)
 Phát triển nuôi tôm nước lợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại Thanh hóa (08/11/2017)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất rau màu đảm bảo an toàn thực phẩm”. (07/11/2017)
 Chăm sóc, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau mưa lũ. (17/10/2017)
 Một số biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi sau mưa lũ. (16/10/2017)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ. (16/10/2017)
 Kết quả nhân rộng mô hình hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần (21/09/2017)
 Sản xuất vụ đông 2017- 2018 và một số điều cần lưu ý  (21/09/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang