Số lượt truy cập
Hôm nay 58399
Hôm qua 39190
Tuần này 163103
Tháng này 3200929
Tất cả 192996513
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 16/05/2017
Lợi ích của thu gom rơm rạ sau thu hoạch

Nếu trước kia, rơm rạ được xem là phụ phẩm quan trọng sau thu hoạch của bà con nông dân thì nay rơm rạ không chỉ bị xem là phế phẩm mà còn bị liệt vào chất phế thải của sản xuất nông nghiệp rất khó xử lý. Sau mỗi vụ thu hoạch, hầu như toàn bộ lượng rơm rạ bị bỏ lại trên đồng ruộng. Nếu để nguyên lượng rơm rạ này trên ruộng để dầm đất, thời gian triển khai vụ mùa ngắn, nên không đủ để rơm rạ ngấu. Chỉ sau khi cấy ít ngày, nắng nóng khiến toàn bộ chất thải hữu cơ này sẽ phân hủy, tạo thành khí độc, khiến cây lúa không thể phát triển bộ rễ, dẫn đến vàng lá, ngộ độc hữu cơ, việc chăm sóc, xử lý sẽ rất tốn kém. Nhiều hộ nông dân đã áp dụng biện pháp là đốt tại ruộng. Hình ảnh thường thấy trong vụ thu hoạch, đặc biệt là thu hoạch để triển khai vụ mùa là ruộng đồng nghi ngút cháy đêm ngày, khiến cho cái nắng nóng mùa hè vốn đã hừng hực lại càng thêm khó chịu bởi khói bụi, môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng giao thông..

Để khắc phục tình trạng đó, bà con nông dân nên thu gom rơm rạ để tái sản xuất, biến phế liệu thành nguyên liệu phục vụ nông nghiệp xanh, sạch. Nên thu gom triệt để rơm rạ, kể cả rơm rạ gặt máy, đưa lên bờ, phơi khô, không nên dầm xuống đất để cấy. Toàn bộ nguồn phế thải sau thu hoạch này sử dụng làm thức ăn khô, hoặc ủ chua theo phương pháp u-rê vôi cho trâu bò ăn rất tốt, đặc biệt là những ngày đông tháng giá. Ngoài làm nấm rơm, hiện nay ở nhiều nơi bà con nông dân còn dùng phương pháp ủ men vi sinh để phân huỷ rơm rạ thành phân bón ruộng cho vụ sau. Nhu cầu rơm rạ để ủ phân bón là rất lớn. Nếu sử dụng phương pháp ủ lên men trong môi trường yếm khí, rơm rạ sẽ phân huỷ kịp thời cho bón lót cây vụ đông và lúa vụ xuân. Sử dụng loại phân bón này vừa giảm chi phí đầu tư phân hoá học, lại cải tạo được đồng ruộng, thân thiện với môi trường, cây trồng ít sâu bệnh. Bà con nông dân có thể liên hệ với Hội làm vườn và trang trại ở các địa phương để mua chế phẩm ủ rơm rạ. Nếu không có nhu cầu sử dụng, bà con có thể dùng máy cuốn rơm thu gom và bán lại cho người thu mua.

Nguồn tin: Tuấn Công - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13323


Các tin khác:
 Một số biện pháp chống nóng cho gia cầm (16/05/2017)
 Kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi trâu ở miền núi (16/05/2017)
 Phòng bệnh cho cá nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (16/05/2017)
 Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh lúa Mùa 2017 (03/05/2017)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Trồng rừng gỗ nhỏ thâm canh (Keo lai mô)” (07/04/2017)
 Một số vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi lợn thịt (07/04/2017)
 Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai mán vàng (07/04/2017)
 Cần quan tâm phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa (21/03/2017)
 Quy trình trồng mía áp dụng cơ giới hóa đồng bộ (16/03/2017)
 Mô hình liên kết sản xuất Giống khoai tây Marabel (16/03/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang