Số lượt truy cập
Hôm nay 110430
Hôm qua 58866
Tuần này 274000
Tháng này 3311826
Tất cả 193107410
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 16/05/2017
Một số biện pháp chống nóng cho gia cầm

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường chuồng nuôi cao khiến cho gia cầm giảm ăn, uống nhiều nước, sức sản xuất giảm, sức đề kháng giảm và dễ mắc một số bệnh bệnh như E.coli, phó thương hàn, tụ huyết trùng v.v… Vì vậy cần có biện pháp chống nóng cho gia cầm kịp thời sau đây:

I. Đối với chuồng trại: Chuồng trại cần thoáng mát, xa khu dân cư, hướng chuồng theo hướng Đông - Nam là tốt nhất. Nền chuồng cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt. Đầu tư hệ thống giàn phun nước trên mái chuồng (hoặc phủ lớp rơm rạ); sử dụng biện pháp che chắn xung quanh chuồng tránh ánh nắng trực tiếp, đồng thời tạo sự thông thoáng. Tuy nhiên trong những ngày nắng nóng thường có những trận mưa đột xuất, nhất là về đêm thì cần nhanh chóng che chắn để đảm bảo cho đàn gà không bị nhiễm lạnh đột ngột. Trồng các loại cây xanh xung quanh và trong khu vực sân chơi (đối với gà thả vườn) để tạo bóng mát và không khí thông thoáng, khơi thông hệ thống cống rãnh toàn bộ hệ thống trong và ngoài chuồng nuôi để làm mát cũng như ngăn chặn mầm bệnh. Lưu ý làm vệ sinh cơ giới trước khi phun thuốc sát trùng để tăng hiệu quả khử trùng của các loại thuốc sát trùng.

2. Mật độ nuôi: Nên giảm bớt mật độ nuôi khi thời tiết nắng nóng (bằng hình thức tách đàn hoặc bán loại bớt đối với gà lớn hoặc gà đẻ) bởi mật độ chuồng nuôi cao sẽ tăng nhiệt độ trong chuồng (do thân nhiệt của gà cao) gây hiện tượng kém ăn, đồng thời dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và mức độ lây nhiễm bệnh rất cao. Tùy từng lứa tuổi gà mà có mật độ nuôi phù hợp.

Ví dụ: khi úm gà đảm bảo 100 con/2,5 m2. Từ 3 – 6 tuần tuổi cần 7 - 9 con/m2. Gà hậu bị (từ 6 tuần tuổi – 20 tuần tuổi): giảm từ 7 – 3 con/m2. Đối với gà giống, gà đẻ 3 con/m2.

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gia cầm ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ban đêm khi thời tiết mát dịu hơn,thức ăn chất lượng tốt, đảm bảo không mốc, không chứa độc tố. Bố trí khẩu phần ăn giàu năng lượng bằng những thực phẩm giàu chất béo thay cho tinh bột là một cách để hạn chế sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hóa và trao đổi chất của tinh bột cao hơn so với chất béo. 

Đối với gà đẻ trứng nên cho ăn bổ sung thêm canxi, giúp tăng lượng canxi tiêu thụ, cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.  Nên chuyển thời gian ăn của gà vào lúc trời mát hoặc ban đêm đảm bảo tăng trọng, cũng như khả năng sản xuất trứng.

Tăng số lượng máng uống, cung cấp đủ nước mát và sạch, tăng cường máng uống giúp giảm được nhiệt độ cơ thể. 

Nên cho gà uống các loại vitamin và các chất điện giải như Bcomplex, vitamin C,...bằng cách pha vào nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng.

4. Vệ sinh phòng bệnhTăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng một số loại thuốc sát trùng thông thường như: Virkon, HanIod ,Hantox, formalin,...Nền chuồng phải sạch, khô ráo, cống rãnh thoát nước tốt, không đọng phân, nước để hạn chế phát sinh ruồi, muỗi. Định kỳ  tiêm phòng một số loại vacxin cần thiết cho gia cầm và nên tiêm vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm gia cầm ốm, bị bệnh  cách ly, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan. 

Sau những đợt nắng nóng kéo dài gây cho đàn gà mệt mỏi, kém ăn nên khả năng sản xuất (trứng, thịt) giảm. Vì vậy cần có kế hoạch tăng cường chất dinh dưỡng, bổ sung khoáng, vitamin (Bcomplex,…) và men tiêu hóa,… để đảm bảo năng suất sản xuất của đàn gà.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12463


Các tin khác:
 Kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi trâu ở miền núi (16/05/2017)
 Phòng bệnh cho cá nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (16/05/2017)
 Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh lúa Mùa 2017 (03/05/2017)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Trồng rừng gỗ nhỏ thâm canh (Keo lai mô)” (07/04/2017)
 Một số vấn đề cần quan tâm trong chăn nuôi lợn thịt (07/04/2017)
 Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai mán vàng (07/04/2017)
 Cần quan tâm phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa (21/03/2017)
 Quy trình trồng mía áp dụng cơ giới hóa đồng bộ (16/03/2017)
 Mô hình liên kết sản xuất Giống khoai tây Marabel (16/03/2017)
 Một số lưu ý chăm sóc cây lạc vụ Xuân (28/02/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang