Số lượt truy cập
Hôm nay 34317
Hôm qua 39190
Tuần này 139021
Tháng này 3176847
Tất cả 192972431
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 28/02/2017
Một số lưu ý chăm sóc cây lạc vụ Xuân

Để cây lạc vụ Xuân cho năng suất cao, bà con cần quan tâm chăm sóc các thời điểm sau:

Chăm sóc đợt 1 khi lạc 2-3 lá: Tiến hành chắm dặm kịp thời để đảm bảo mật độ, làm cỏ xới xáo xa gốc để tạo độ thông thoáng giúp lạc phân cành thuận lợi. Tiến hành bón phân thúc lần 1: Nếu sử dụng phân đơn bà con bón với lượng 3-4 kg ure + 1-2 kg kali cho 1 sào 500m2, nếu sử dụng phân tổng hợp NPK bà con sử dụng phân bón chuyên dùng cho lạc đậu đỗ NPK 4.9.6 với lượng 17-20 kg/sào. Sau khi bón bà con tiến hành xới xáo nhẹ, không vun cao.

Chăm sóc đợt 2 khi lạc kết thúc ra hoa rộ-tắt hoa: Bón thúc bằng vôi bột với lượng 15-20 kg/sào, kết hợp làm cỏ, xới xáo và vun gốc để tạo điều kiện thuận lợi cho lạc tạo quả và hình thành nhiều quả chắc.

Về phòng trừ sâu bệnh: Đối với cây lạc xuân ở giai đoạn cây con điều kiện thời tiết âm u, nhiều mây, có sương mù là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát sinh như: bệnh lỡ cổ rễ, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh vàng lá, thối nhũn, một số đối tượng sâu hại như sâu xám, sâu ăn lá; thời kỳ lạc ra hoa và phát triển quả cần quan tâm đến bệnh đốm nâu, đốm đen hại lạc.

Biện pháp phòng trừ:

Đối với sâu hại: nếu mật độ thấp bà con nên áp dụng biện pháp thủ công bắt bằng tay vào buổi sáng sớm và chiều tối, dùng bẫy bả chua ngọt để đánh bắt. Nếu mật độ cao bà con có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phun trừ khi sâu đang tuổi 1,2 và nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.

Đối với bệnh hại: Bệnh lỡ cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, khi ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao. Bệnh do nấm gây ra, vết bệnh thường xuất hiện ở vị trí thân tiếp giáp với mặt đất, vết bệnh thường thâm đen làm thối thân, thối rễ và có tỷ lệ gây chết cây cao. Khi bệnh xuất hiện sử dụng thuốc Copper B, Benlat C50WP, Anvil 5SC, Rovral 50WP,

Đối với thối nhũn, vàng lá, xuất hiện và gây hại nhiều khi nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, mưa phùn ẩm ướt. Cần phun phòng nếu điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, sử dụng Ridomil 72WP, Score 250ND…... Nếu có vết bệnh xuất hiện điển hình, lần phun đầu tiên phải kết hợp thêm với loại thuốc tiếp xúc như Zineb 80WP, Mancozeb …để phòng trừ bệnh hiệu quả. 

Nguồn tin: Trịnh Hà - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11725


Các tin khác:
 Mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt ở huyện Đông Sơn (10/02/2017)
 Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình vỗ béo đàn gia súc, gia cầm trước khi giết mổ vào dịp tết (06/01/2017)
 Hiệu quả mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh lúa đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. (04/01/2017)
 Mô hình phát triển nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGap (04/01/2017)
 Một số kết quả bước đầu thực hiện dự án: “Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh” tại Thanh Hóa (21/12/2016)
 Kết quả thực hiện và khả năng nhân rộng mô hình: ”Ương trực tiếp ngao giống cấp I lên cấp II " tại Thanh Hóa (21/12/2016)
 Từ kết quả Xây dựng mô hình hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá tại tỉnh Thanh hóa năm 2016 (21/12/2016)
 Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phòng chống rét cho trâu bò vào mùa đông (21/12/2016)
 Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi (21/12/2016)
 Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đạt năng suất 18 tấn/ha (21/12/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang