Số lượt truy cập
Hôm nay 97492
Hôm qua 58866
Tuần này 261062
Tháng này 3298888
Tất cả 193094472
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 21/12/2016
Kết quả thực hiện và khả năng nhân rộng mô hình: ”Ương trực tiếp ngao giống cấp I lên cấp II " tại Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thuỷ sản ven biển , với 102 km bờ biển, 7 cửa sông, 3 đảo và eo vịnh đã tạo nên hơn 7000 ha nuôi trồng thủy sản ven biển, trong đó có hơn 2000 ha diện tích nuôi Ngao đã được quy hoạch bao gồm các Xã: Nga Thủy huyện Nga Sơn, xã Đa lộc, Ngư Lộc, Minh lộc, Hải Lộc Huyện Hậu Lộc; xã Hoằng Trường, Hoằng Yến, Hoằng Phụ Huyện Hoằng Hóa; Xã Quảng Nham Huyện Quảng Xương; Xã Hải Châu, Hải Bình Huyện Tĩnh Gia…vvv

Nghề nuôi ngao tại Thanh Hóa bắt đầu từ năm 1995. Trong những năm đầu, các giống ngao nuôi chủ yếu là ngao Dầu địa phương tốc độ tăng trưởng chậm và chịu đựng các yếu tố môi trường hạn chế, nguồn giống chủ yếu khai thác tự  nhiên.

Năm 2001, Ngao Bến Tre được nuôi đầu tiên di nhập vào Thanh hóa do khả năng thích nghi với độ mặn thấp, sinh trưởng và phát triển nhanh, là đối tượng nuôi xuất khẩu, thị trường tiêu thụ ổn định. Đến nay toàn tỉnh có 1310 ha nuôi Ngao Bến Tre. Sản lượng năm 2015 ước đạt trên 7.500 tấn/năm, giá trị hàng trăm tỷ đồng. Ngao Bến Tre đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực ở vùng triều Thanh Hóa góp phần cải thiện thu nhập, làm giàu cho bộ phận cư dân ven biển Thanh Hóa.

Khó khăn lớn  nhất ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi Ngao Bến Tre là nguồn ngao giống hậu bị phụ thuộc vào các tỉnh Thái Bình, Nam Định...Chưa  chủ động được số lượng, cũng như chất lượng, giá thành đầu vào còn cao. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, nghề  nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích nuôi chưa phát huy được hiệu quả.

Công nghệ ương nuôi ngao giống chưa ổn định, còn nhiều hạn chế, gặp nhiều rủi ro trong quá trình ương lên giống cấp 2, tỷ lệ sống thấp, trong khi đó nhu cầu Ngao giống cấp 2 phục vụ cho nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh còn thiếu, phải di nhập từ tỉnh bạn..

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục  triển khai  dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất Ngao giống” trong đó Thanh hoá là một trong các tỉnh được tham gia  thực hiện mô hình: “ ương trực tíêp Ngao giống cấp I lên  cấp II” với mục tiêu tiêu cung cấp nguồn giống tại chỗ cho bà con,  nâng cao chất lượng con giống, giảm giá thành sản phẩm, tập trung phát triển nghề nuôi Ngao thương phẩm với quy mô lớn tạo khả năng sản xuất hàng hóa cho tỉnh và phát triển kinh tế ngành.

- Chuyển đổi một số diện tích nuôi tôm sú, tôm chân trắng kém hiệu quả sang ương Ngao giống để naâg cao thu nhập, cải tạo môi trường nuôi, cân bằng hệ sinh thái trong vùng nuôi để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy,việc triển khai  mô hình: ương trực tiếp Ngao giống từ cấp I lên cấp IItại Thanh hóa ở qui mô lớn là rất cần thiết. Mô hình được triển khai tại 6 hộ: tại 02 điểm xã Đa lộc; xã Minh Lộc với quy mô:  2500m2/điểm; mật  độ ương  50.000con/m2( ngao cỡ 0,5mm/ con). Những hộ tham gia mô hình là hộ sản xuất tiêu biểu tại địa phương.Có uy tín trong cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm cao, đam mê nghề nghiệp.Có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật.Cókhu vực nuôi thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu sản xuất (thủy lợi, nguồn nước, giao thông, các dịch vụ khác..),. Các hộ đựoc tập huấn về quy trình kỹ thụât  Sau 8 tháng triển khai mô hình:“Ương trực tiếp Ngao giống từ cấp I lên  cấp II” với sự nỗ lực của các thành viên thực hiện mô hình cùng bà con nông dân  được sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng và giúp đỡ của Khuyến nông Quốc gia, Chủ nhiệm dự án mô hình  đã đạt được một số kết quả sau:

1.Tỷ lệ sống từ giai đọan ương Ngao cấp I lên cấp II đạt: 51.5%. Tổng số Ngao cấp II thu được tại 2 điểm là: 128,8 triệu con cỡ Ngao giống 0,8-1cm/con( theo yêu cầu 125 triệu con gióng) về số lượng và chất lượng con giống đảm bảo đưa vào nuôi thương phẩm.

 2.Tính ưu viêt của mô hình so với sản xuất đại trà:

+ Chất lượng giống được thả có kích cỡ đồng đều; đúng mùa vụ

+ Trong quá trình ương trong ao kiểm sóat được các yếu tố môi trường do thời tiết như: nắng nóng kéo dài, ngọt hóa; bão lụt;

+ Tỷ lệ sống cao hơn so với các hộ ương ngoài bãi triều từ 30-40%.

+ Tăng chất lượng ngao giống, giảm thiểu dịch bệnh

+ Giảm giá thành con giống so với các hộ sản xuất đại trà từ 20-25%

+ Thời gian ương đạt kích cỡ Ngao giống cấp II(cỡ 0,8-1cm/con) ngắn hơn so với các hộ sản xuất đại trà từ 1-1,5 tháng.

+ Về hiệu quả kinh tế:

Sau 8 tháng triển khai tại 2 điểm trình diễn mô hình đã thu được 128,8 triệu con giống cấp II, trừ chi phí sản xuất các hộ thu lời được 531 triệu đồng( thu nhập của từng hộ đạt từ 70-102 triệu đồng)

Từ thành công của mô hình là động lực thúc đẩy nghề nuôi Ngao Bến tre có giá trị kinh tế cao ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá nói riêng và Miền trung nói chung góp phần tăng trưởng kinh tế trong vùng.


Nguồn tin: Hoàng Thị Thu Hằng -TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13114


Các tin khác:
 Từ kết quả Xây dựng mô hình hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá tại tỉnh Thanh hóa năm 2016 (21/12/2016)
 Những vấn đề cần quan tâm trong công tác phòng chống rét cho trâu bò vào mùa đông (21/12/2016)
 Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi (21/12/2016)
 Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đạt năng suất 18 tấn/ha (21/12/2016)
 Hiệu quả mô hình trồng bí xanh vụ Đông 2016 (15/12/2016)
 Kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ cho cây trồng cạn (11/11/2016)
 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CÂY RAU, MẦU VỤ ĐÔNG 2016 - 2017 (10/11/2016)
 Cải tạo rừng luồng  (18/10/2016)
 Nguyên nhân gây cháy rừng (18/10/2016)
 Một số lưu ý trong công tác thâm canh giống bí ngồi Star Ol  (18/10/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang