Số lượt truy cập
Hôm nay 62483
Hôm qua 58866
Tuần này 226053
Tháng này 3263879
Tất cả 193059463
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 27/09/2016
Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa chuột sử dụng giàn lưới

   1. Thời vụ

   - Vụ đông : gieo trồng từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10

   - Vụ xuân: gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch

   2. Chọn đất, làm đất

   * Chọn đất: Dưa chuột có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng dưa cần chọn đất cao, dễ thoát nước. Đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha có độ pH từ 5,5- 6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây thuộc họ bầu bí.

   * Làm đất:

   - Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại

   -  Đối với lên luống trồng dưa chuột sử dụng giàn lưới ( mắt lưới 20cm x 20 cm): có 2 cách như sau

   + Cách 1: lên luống 1 hàng cây/ 1 luống

   x                          x              x                           x             x

   x                          x              x                           x             x

   x                          x              x                           x             x

   x          rãnh          x   rãnh    x           rãnh         x    rãnh  x                            

   H1   1,3-1,5 m     H2  0,3m   H3     1,3-1,5m  H4  0,3m   H5

   Chú ý: Giàn lưới được dựng giữa H1 và H2; H3 và H4

   + Cách 2: lên luống 2 hàng cây/ luống

   x                x                           x                x                       x               x

   x                x                           x                x                       x               x

   x                x                           x                x                       x               x

   x    luống   x        rãnh             x   luống   x        rãnh        x   luống   x

   H1  0,5m  H2    1,3-1,5m       H3  0,5m   H4   1,3-1,5m   H5  0,5m  H6 

   Chú ý: Giàn lưới được dựng giữa H2 và H3; H4 và H5

   3. Chuẩn bị giống

   Lượng giống thuần để gieo: 50g/ sào

   Lượng giống lai F1: 30- 40g/ sào

  Trước khi gieoo hạt giống phải phơi lại dưới nắng nhẹ rồi ngâm trong nước ấm 35-400C . Thời gian ngâm khoảng 5-6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nảy mầm chọn hạt đã nảy mầm mang gieo.

   4. Mật độ và khoảng cách

   - Giống dưa chuột quả nhỏ và dưa chuột ăn tươi: Cây cách cây 35cm trong vụ đông và 40 cm trong vụ xuân. Mật độ 30.000-33.000 cây/ ha

   - Giống dưa chuột bao tử: Cây cách cây 60cm trong vụ đông và 70 cm trong vụ xuân. Mật độ 15.000 - 20.000 cây/ha.  

   5. Phân bón và kỹ thuật bón phân

   a.  Lượng bón phân cho 1 sào:

   - Phân chuồng mục: 800 - 1.000kg

   - Phân đạm: 15 - 20kg

   - Phân kali: 10 - 15kg

   - Phân lân:  50-60 kg

   Chú ý:Phân chuồng phải ủ mục không bón phân tươi, ủ trước khi bón từ 30 - 45 ngày với lân Supe lên khoảng 20 kg trộn đều ủ. Khi chăm bón nên thay thế phân đạm hoá học bằng phân bắc ủ mục, phân nước giải hoặc nước phân chuồng ngâm với supe lân.

   b. Cách bón

   * Bón lót:Toàn bộ phân chuồng ủ mục + 20 kg lân + 2,5kg đạm + 3 kg kali tương đương với 25kg N:P:K lâm thao trộn đều với phân chuồng ủ cùng với 20kg vôi bột để bón lót. Có thể rải đều phân hỗn hợp vào rạch trên luống, trộn sâu và đảo đều.

   * Bón thúc:

   - Lần 1: Sau trồng 10 ngày (cây hồi xanh), bón trực tiếp vào rãnh, bón vào rãnh cách gốc cây 10 - 15 cm với lượng: 2kg Urê + 5 kg lân + 2 kg kali/sào kết hợp vun xới nhẹ, bón xong dùng đất dưới rãnh trát kín phân, để hở bầu không trát kín bầu dưa.

   - Lần 2: Sau khi trồng 20 – 25ngày (cây 5 – 6 lá, có tua cuốn), bón vào giữa hai hốc kết hợp vun đợt 2 và cắm dàn. Lượng bón: 3kg đạm + 5 kg lân + 3 kg kali.

   - Lần 3: Khi dưa có hoa đậu quả, sau lần 1 từ 10 - 15 ngày, bón vào giữa rãnh phủ trong lớp đất mỏng. Lượng bón: 3kg đạm + 5 kg lân + 4 kg kali.

   - Bón thúc trong thời gian thu hái:Thu hoạch càng nhiều ta phải tăng lượng phân bón cho dưa để bù đắp sự hao hụt dinh dưỡng của cây để nuôi quả tiếp, cứ 5 -7 ngày bón 1 lần, ngâm supe lân, vôi bột với phân chuồng, nước phân chuồng, nước giải ngâm trong 3 - 4 ngày, làm hố ở đầu ruộng ngâm phân để tưới cho thuận lợi:

   Phân lân Supe: 3kg/sào

   Vôi bột: 1kg/sào

   Khi tưới pha thêm 2 – 3kg Urê/sào.

   Chú ý khi tưới phân hoặc nước cho dưa chỉ tưới vào giữa rãnh không tưới vào gốc cây. Bón phân thường xuyên nhìn cây để bón.

   6Chăm sóc

   a.  Tưới nước

   - Sau khi gieo, nếu thấy đất thiều độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước vào giữa 2 hàng.

   - Giai đoạn cây con có 3-4 lá thật đến 9-10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc gánh nước tưới, nếu trời năng khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

    - Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới nước theo rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm cung cấp nước cho cây.

   b. Xới sáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng với các đợt bón phân

   - Lần 1: Khi cây có 3-4 lá thật tiến hành xới sáo nhẹ và vun gốc nhẹ

   - Lần 2: Khi cây có 9-10 lá thật sai khi bón thúc tiến hành xới sáo, làm cỏ kết hợp vét rãnh, vun cao cho cây.

   - Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.   

   c. Cắm giàn lưới

   Cây có 5-6 lá thật là lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây, nên tiến hành cắm cây dóc làm giàn, dùng cây dóc dài khoảng 2,5 – 3m, cắm theo hình chữ A, cứ 0,8-1,0 m cắm 1 dóc và 2 bên hông hình chữ A có cột dây, cần dùng đoạn tre cắm chéo đỡ 2 đầu luống để đề phòng gió, sau đó phủ lưới nilon mắt lưới rộng 20 cm x 20 cm lên giàn để cho dưa leo. Thường xuyên đưa thân dưa vào giàn để dây và trái sau này không bị tuột xuống. Dùng dây nilon căng ngang và dọc theo giàn, nhiều tầng để tua cuốn dây dưa có nơi bám chắc chắn (nếu ít dóc cắm).

  Ảnh: Làm giàn cho dưa chuột

  7. Phòng trừ sâu bệnh

  a. Nguyên tắc:Với cây dưa phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách luân canh với cây trồng khác họ bầu bí. Bón phân cân đối hợp lý, tăng bón phân chuồng, giảm bón phân đạm, cày đất ải, khử trùng đất và hạt trước khi gieo trồng.

   Phun phòng bệnh định kỳ khi chưa có bệnh cứ 3 - 5 ngày phun 1 lần bằng Zinep, Ridomil hoặc Daconil.

   b. Biện pháp phòng trừ một số bệnh thường gặp

  * Bệnh sương mai:Phun phòng định kỳ 3 - 5 ngày bằng Ridomil 72WP, Daconil 75WP, Score 25EC.

  * Bệnh đốm lá, gỉ sắt, phấn trắng:Phun phòng bằng Topsin 70WP, Sumin 8 - 12WP.

  *  Bệnh héo rũ (chết dù) do vi khuẩn:

   Xử lý đất và hạt trước khi gieo hạt, vệ sinh đồng ruộng bón vôi khử trùng, tưới nước và bón phân cân đối hợp lý, luân canh cây trồng.

   * Bệnh xoắn lá do virút:Phòng là chính bằng phương pháp xử lý hạt giống, luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc diệt côn trùng môi giới truyền bệnh.

   c. Sâu: Sâu xanh, sâu khoang, rệp muội phun bằng Ofatox 40EC, Pegasus 500EC, sâu vẽ bùa dùng selecron 50EC, 3 bình/sào ngoài ra có thể dùng Sumicidin 20EC, Sumithion 50EC, polytrin.

   Lưu ý: Phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV.

   8. Thu hoạch

   Vụ đông sau gieo 30-35 ngày , vụ xuân sau gieo khoảng 40-45 ngày là bắt đầu cho thu hoạch. Dưa chuột có thể thu liên tục hàng ngày, bà con thường xuyên quan sát để lựa chọn quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả     

Nguồn tin: Nguyễn Bé - TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15363


Các tin khác:
 Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên cây lúa vụ mùa 2016 (21/09/2016)
 Tập huấn nâng cao năng lực về Nông nghiệp thông minh với khí hậu (16/09/2016)
 Kinh nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi gà  (07/09/2016)
 Một số điểm cần lưu ý khi chăn nuôi bò lai BBB (06/09/2016)
 Trao đổi một số kinh nghiệm khi bón phân cho cây trồng (06/09/2016)
 Những điều cần biết khi chăm sóc lợn nái (06/09/2016)
 Tập huấn Kỹ thuật trồng bưởi da xanh, na dai xen khoai mán vàng kết hợp chăn nuôi gà thả vườn (01/09/2016)
 Những điều cần lưu ý trong sản xuất vụ đông 2016 (01/09/2016)
 Tập huấn nâng cao năng lực về phát triển sản xuất cho trưởng thôn, bản năm 2016. (16/08/2016)
 Mô hình liên kết sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ đem lại hiệu quả cao (12/08/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang