Số lượt truy cập
Hôm nay 42082
Hôm qua 58866
Tuần này 205652
Tháng này 3243478
Tất cả 193039062
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/06/2016
Hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh ngô đạt năng suất cao tại Cẩm Thủy

Vừa qua, tại xã Cẩm Ngọc huyện Cẩm Thủy, Phòng Nông nghiệp Cẩm Thủy đã phối hợp với Công ty thuốc Bảo vệ thực vật I Trung ương, chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đầu bờ “Mô hình thâm canh ngô giống PSC 102 và PSc 747”. Tham dự hội thảo có gần 200 đại biểu là đại diện các ban, ngành và bà con trong huyện, trong xã và các huyện lân cận có diện tích ngô lớn của tỉnh tham dự.

    Với mục tiêu đưa các giống ngô cho năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, sản lượng và hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu. Đồng thời tận dụng được thân lá cây ngô dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, từng bước đ­ưa các giống ngô có tiềm năng năng suất cao, thay thế các giống ngô cũ kém năng suất phù hợp với địa bàn huyện vào sản xuất đại trà.

    Vụ Xuân 2016, Phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thủy đã phối hợp với Công ty thuốc bảo vệ thực vật I Trung ương- chi nhánh Thanh Hóa xây dựng và triển khai mô hình trình diễn “Thâm canh ngô PSC 102 và PSC 747” tại xã Cẩm Ngọc huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

    Ảnh: Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn giống ngô PSC-102 tại xã Cẩm Ngọc

    Sau 4 tháng triển khai, cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, độ đồng đều cao. Độ che kín bắp vượt trội của giống ngô đảm bảo bảo quản tốt nhất cho bắp ngô khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận, hạn chế thiệt hại do côn trùng, do mưa ẩm làm thối hỏng, mốc hạt ngô đặc biệt là ngô trồng trên đồi. Khả năng nhiễm nhẹ các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, đốm lá nhỏ và bệnh khô vằn; chịu hạn tốt. Đặc biệt giống ngô PSC 102 và PSC 747 đều cho năng suất cao. Giống PSC-102 đạt 7,59 tấn/ha; Giống PSC – 747 đạt  8,16 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng từ 745.000 đồng đến  1.082.000đ/sào.

    Kết quả cho thấy trồng ngô làm thức ăn thô xanh hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu, đầu ra của sản phẩm ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng ngô lấy hạt truyền thống.

    Chính vì vậy, để giúp bà con áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì việc lựa chọn được các giống ngô phù hợp với điều kiện thời tiết bất thuận, giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, sản lượng và hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu là điều hết sức cần thiết./.

Thu Hiền –TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15278


Các tin khác:
 Những vấn đề cần quan tâm trong sản xuất lúa vụ mùa năm 2016 (09/06/2016)
 Hội thảo chăn nuôi hiệu quả an toàn và không sử dụng chất cấm. (06/06/2016)
 Tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cuối vụ Chiêm xuân và triển khai sản xuất vụ Thu - Mùa 2016 (03/06/2016)
 Tổng kết các lớp tập huấn FFS vụ Xuân 2016 (26/05/2016)
 Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi  (20/05/2016)
 Tác hại của một số chất cấm dùng trong chăn nuôi và biện pháp phòng tránh (20/05/2016)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: "Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững" (13/05/2016)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa hè. (04/05/2016)
 Mô hình chăn nuôi tổng hợp - Hướng đi bền vững. (31/03/2016)
 Một số kết quả bước đầu từ mô hình trồng thâm canh cây mắc ca. (22/03/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang