Số lượt truy cập
Hôm nay 81632
Hôm qua 58866
Tuần này 245202
Tháng này 3283029
Tất cả 193078613
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 20/05/2016
Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi

Kháng sinh là những chất hóa dược được dùng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người và động vật.

   Trong chăn nuôi, kháng sinh được sử dụng với 3 mục đích: (1) điều trị bệnh; (2) phòng bệnh và (3) dùng như chất kích thích sinh trưởng. Trong đó liều thấp nhất với mục đích kích thích tăng trọng, liều trung bình để phòng bệnh và liều cao để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trọng chủ yếu do các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi áp dụng.

    Để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi thường mua kháng sinh pha vào nước uống hoặc trộn thức ăn, vô tình làm cho kháng sinh chồng kháng sinh (kháng sinh có sẵn trong thức ăn và kháng sinh cấp thêm qua nước uống hoặc qua thức ăn). Hiện nay, người chăn nuôi sử dụng kháng sinh chủ yếu điều trị và phòng bệnh là chính, nhưng việc sử dụng kháng sinh của người dân hầu hết là không đúng cách như dùng sai liều, không đủ liệu trình, đặc biệt việc phối hợp kháng sinh không đúng… làm cho hiệu quả điều trị không cao, tăng chi phí sản xuất, giảm chất lượng sản phẩm.

   Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi, hiện Việt Nam có 46 loại kháng sinh, hóa dược được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, tất cả các trại chăn nuôi gà có sử dụng kháng sinh đều dùng cao hơn quy chuẩn, 94 trại chăn nuôi lợn thịt được điều tra đều sử dụng kháng sinh cao hơn quy định 2 - 4 lần.

   Việc sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có ích, từ đó sẽ làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật ở đường ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn như E. coli, Salmonella, Clostridium… sinh trưởng và phát triển, sản sinh ra nhiều độc tố trong đường ruột, gây ra rối loạn quá trình tiêu hóa cho vật nuôi. Mặt khác, sẽ làm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa; đồng thời gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Qua đó, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây khó khăn cho công tác điều trị bệnh sau này của các bác sỹ thú y, nhân y. Những vi khuẩn kháng kháng sinh có độc lực cao như Salmonella, E. coli, C. perfringens, Klebsiella, Shigella, Proteus, Campylobacter, có thể lây truyền giữa động vật với động vật, giữa động vật và người và sau cùng giữa người với người.

   Để hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, cũng như sức khỏe con người và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

   Thứ nhất: Khi sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trọng và phòng bệnh phải có hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc bác sỹ thú y, tuyệt đối không được tự ý mua về dùng.

   Thứ hai: Khi điều trị bệnh, người chăn nuôi cần nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh khi điều trị cho gia súc, gia cầm

   - Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trongtrường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).

   - Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý (đúng chủng loại).

   - Phải nắm vững được nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh (nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụnghiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng – không bao giờ được sử dụng phối hợpkháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn).

   - Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình.

    Thứ ba: Việc dùng thuốc trị bệnh phải đảm bảo thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán, giết mổ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

   Để thực hiện tốt các nội dung trên, người chăn nuôi cần áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng VietGHAP, chăn nuôi an toàn sinh học./.

Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa


In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12789


Các tin khác:
 Tác hại của một số chất cấm dùng trong chăn nuôi và biện pháp phòng tránh (20/05/2016)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: "Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững" (13/05/2016)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa hè. (04/05/2016)
 Mô hình chăn nuôi tổng hợp - Hướng đi bền vững. (31/03/2016)
 Một số kết quả bước đầu từ mô hình trồng thâm canh cây mắc ca. (22/03/2016)
 Mô hình thâm canh rừng kinh tế bằng một số giống keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Cardwell; keo lai BV33, BV75, TB1, TB11. (22/03/2016)
 Những điểm cần lưu ý và biện pháp kiểm soát bệnh Hô hấp phức hợp trên lợn  (22/03/2016)
 Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm (22/03/2016)
 Kỹ thuật bấm răng và cắt rốn ở lợn. (22/03/2016)
 Mô hình khoai tây che phủ xác thực vật. (22/03/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang