Số lượt truy cập
Hôm nay 2876
Hôm qua 58866
Tuần này 166446
Tháng này 3204272
Tất cả 192999856
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 04/05/2016
Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa hè.

    Để phòng chống nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa hè và hạn chế những thiệt hại do nắng nóng gây ra, bà con chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp sau:

     Về chuồng trại:

    Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, có mái che chắn chống ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng nuôi. Đối với bà con miền núi cần làm lán trại để che nắng.

    Nên dùng bạt hoặc tranh tre, nứa lá... phủ lên mái để chống nóng; xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát.

     Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, vào mùa hè nhất thiết phải có hệ thống làm mát như giàn phun mưa, hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.

      Mật độ nuôi:

     Vào mùa hè, chúng ta nên giảm mật độ nuôi so với khuyến cáo, nuôi nhốt với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi. Cụ thể diện tích chuồng nuôi cho một số gia súc, gia cầm được khuyến cáo như sau: trâu bò: 6 - 7m2/con; dê: 1,8 – 2m2/con; lợn nái: 3 - 4m2/con; lợn thịt: 2m2/con; gà con úm: 50 - 60 con/m2; gà đẻ: 3 - 5con/m2;gà thịt: 10- 12con/m2.

     Chế độ ăn uống:

    Trong những ngày nắng nóng, quá trình trao đổi chất, tiêu hóa hấp thu của con vật bị rối loạn, làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Vì vậy chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

     - Tăng cường thức ăn xanh như rau xanh, cỏ tươi và các loại vitamin A, C cho gia súc, gia cầm.

    - Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn và gà công nghiệp.

    - Nên thay đổi giờ ăn, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc vào ban đêm. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, cần giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường.

    - Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gia súc, gia cầm uống; tốt nhất chúng ta nên lắp các máng uống tự động để đảm bảo gia súc, gia cầm luôn có nước để uống. Điều này cần lưu ý đối với bà con miền núi

     Chế độ chăm sóc:

    - Không nên chăn thả hoặc cho đi làm việc sau 10h trưa và trước 2h chiều để tránh trường hợp gia súc bị cảm nóng, cảm nắng. Nên chăn thả ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

    - Thường xuyên tắm chải cho gia súc (1- 2 lần/ngày), chú ý không nên tắm vào buổi trưa và lúc nắng nóng.

    - Đối với gia súc non sơ sinh hay theo mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm báo chúng phải luôn được mát và khô ráo. Tuyệt đối không làm ẩm ướt nền chuồng.

    - Đối với gia cầm: vào những ngày nắng nóng không nên gây xáo trộn đàn.

    Để tăng cường sức đề kháng, phòng chống “stress nhiệt” cho gia súc gia cầm, cần bổ sung thêm các chất điện giải, các loại vitamin, nhất là vitamin C pha vào nước uống.

    Công tác vệ sinh phòng bệnh:

    - Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; khơi thông cống rãnh để hạn chế phân, nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi; hạn chế ruồi, muỗi, bọ mạt, ve... bằng cách phát quang bụi rậm và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

    - Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

    - Theo dõi sức khỏe vật nuôi để phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, chết để tiến hành cách ly, điều trị kịp thời để tránh lây lan mầm bệnh ra diện rộng.

    - Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo quy định của cơ quan thú y.

TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12559


Các tin khác:
 Mô hình chăn nuôi tổng hợp - Hướng đi bền vững. (31/03/2016)
 Một số kết quả bước đầu từ mô hình trồng thâm canh cây mắc ca. (22/03/2016)
 Mô hình thâm canh rừng kinh tế bằng một số giống keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Cardwell; keo lai BV33, BV75, TB1, TB11. (22/03/2016)
 Những điểm cần lưu ý và biện pháp kiểm soát bệnh Hô hấp phức hợp trên lợn  (22/03/2016)
 Sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm (22/03/2016)
 Kỹ thuật bấm răng và cắt rốn ở lợn. (22/03/2016)
 Mô hình khoai tây che phủ xác thực vật. (22/03/2016)
 Một số câu hỏi thường gặp về Vitamin trong chăn nuôi gà. (22/03/2016)
 Thức ăn và chất lượng thức ăn trong chăn nuôi gà. (22/03/2016)
 Hiệu quả từ mô hình: “Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ”. (22/03/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang