Số lượt truy cập
Hôm nay 29965
Hôm qua 58866
Tuần này 193535
Tháng này 3231361
Tất cả 193026945
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 18/09/2015
Hiệu quả mô hình phân bón Việt Nhật (NPK 15-15-15+TE) trên cây lúa vụ mùa năm 2015 tại Thanh Hoá

    Để giúp bà con có thêm thông tin, cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc lựa chọn loại phân bón thích hợp với đồng đất của mình, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Vụ mùa 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với Công ty TNHH Ánh Dương xây dựng mô hình trình diễn “Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật 15-15-15+ TE trong thâm canh lúa lai vụ Mùa 2015 đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao” tại xã Mỹ Lộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa với quy mô 3ha, 18 hộ tham gia.

    Giống lúa mô hình sử dụng là giống lúa lai hai dòng LC212, cấy theo phương pháp hàng rộng, hàng hẹp, với mật độ 35khóm/m2. Bón lót trước khi cấy với lượng 12kg NPK 15-15-15+TE và bón thúc 10kg NPK 15-15-15+TE cho 1 sào 500m2; đối chứng của mô hình là bón phân vô cơ khác.

    Tuy thời tiết diễn biến phức tạp, không thuận lợi nhiều cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, trỗ bông nhưng với mô hình sử dụng phân bón Việt Nhật cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao.

   Qua quá trình theo dõi, đánh giá cho thấy: khi bón NPK Việt Nhật (15-15-15+TE) cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều, cây khỏe, lá xanh vàng, cứng cây, tăng khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh tốt hơn vì thế nông dân giảm được công chăm sóc và chi phí mua thuốc BVTV. Do vậy năng suất của lúa trong mô hình bón phân NPK Việt Nhật (15-15-15+TE) cũng cao hơn bón phân vô cơ khác như: số bông/m2 là 296 bông (khu đối chứng là 276 bông) số hạt chắc/bông đạt 150,2 hạt (khu đối chứng là 142 hạt), năng suất đạt 70,4 tạ/ha; cao hơn so với khu đối chứng 7,6 tạ/ha (mô hình đối chứng đạt 62,8 tạ/ha). Hạch toán kinh tế bón phân NPK Việt Nhật (15-15-15+TE) lợi nhuận tăng hơn so với đối chứng là 12.772.000 đồng/ha.

    Tuy nhiên để phân bón NPK Việt Nhật (15-15-15+TE) được sử dụng nhiều trên đồng đất tại tỉnh Thanh Hóa trong những vụ, những năm tới thì cần tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng hợp lý phân bón của Công ty cho nông dân, để họ hiểu và sử dụng hiệu quả hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

Thu Hiền – TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17994


Các tin khác:
 Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất ngô đông (18/09/2015)
 Tập huấn ToT: Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật trồng thâm canh một số loại cây chủ lực làm nguyên liệu gỗ nhỏ (18/09/2015)
 HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÂN BÓN VIỆT NHẬT (NPK 15-15-15+TE) TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA 2015 TẠI THANH HÓA (11/09/2015)
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 9/2015 (01/09/2015)
 Vấn đề cần quan tâm trong bố trí cơ cấu và kỹ thuật trồng - chăm sóc một số cây vụ đông chính năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (31/08/2015)
 Tập trung phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ Mùa năm 2015 (31/08/2015)
 Hội thảo mô hình “Ứng dụng thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai” (31/08/2015)
 Tập huấn ngoài mô hình “Kỹ thuật sản xuất ngao giống Bến Tre” (20/08/2015)
 Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Dinh dưỡng cây trồng và BVTV đối với sản xuất lúa chất lượng” (30/07/2015)
 Những lưu ý khi chăm sóc lúa vụ Mùa 2015 (17/07/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang