Số lượt truy cập
Hôm nay 1421
Hôm qua 58866
Tuần này 164991
Tháng này 3202817
Tất cả 192998401
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 31/08/2015
Hội thảo mô hình “Ứng dụng thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai”

Ngày 25/8/2015, Trạm Khuyến nông huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình “Ứng dụng thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai”cho trên 100 đại biểu là đại diện đến từ các xã, thị trấn trong huyện.

     Vụ Mùa năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Triệu Sơn đã triển khai, xây dựng và thực hiện mô hình “Thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai” tại xã Thọ Vực, với 19 ha, 90 hộ tham gia, cấy giống TH3-5. Đến nay qua 4 tháng triển khai, kết quả mô hình cho thấy: Cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe vì cấy mạ non nên lúa bén rễn hồi xanh nhanh; cấy mật độ thưa nên cây hấp thụ ánh sáng tốt hơn; cây lúa được bón phân sớm, cân đối, tập trung, đúng thời điểm nên khả năng đẻ nhánh khỏe hơn, đẻ tập trung ngay từ giai đoạn đầu, số bông hữu hiệu cao, dài hơn và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng là 3- 5ngày; thời gian trỗ ngắn hơn đối chứng 2 ngày, màu sắc lá, độ dày lá, bộ xanh lá sáng, phiến lá dày hơn so với đối chứng. Vì thế đến giai đoạn chín vẫn giữ nguyên được bộ lá từ gốc không bị vàng úa, cháy trắng, không bị nhàu khô, đặc biệt là lá công năng được bảo vệ cực tốt nên hạt thóc mẩy đều, màu sắc vàng sáng, bắt mắt.

     Bên cạnh đó, trên cùng một giống lúa với 2 biện pháp canh tác khác nhau cho thấy mức độ nhiễm sâu bệnh khác nhau. Mức độ sâu bệnh gây hại trên cây lúa cấy ở khu đối chứng nặng hơn và chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lớn hơn so với mô hình. Đồng thời năng suất trong và ngoài mô hình có sự chênh lệch rõ ràng, dự kiến năng suất mô hình đạt 65 tạ/ha, năng suất mô hình đối chứng đạt 60 tạ/ha.

     Từ kết quả của mô hình cho thấy “Mô hình ứng dụng hệ thống thâm canh tổng hợp SRI trong sản xuất lúa lai” đã mang lại thành công thiết thực cho nông dân trong xã nói riêng, nông dân trong huyện nói chung, đặc biệt mô hình đã góp phần nâng cao trình độ thâm canh của người nông dân, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí, hạn chế lượng phân bón dư thừa trong đất, gìn giữ nguồn tài nguyên nước và cải thiện môi trường một cách bền vững./.

Thu Hiền - TTKN

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16422


Các tin khác:
 Tập huấn ngoài mô hình “Kỹ thuật sản xuất ngao giống Bến Tre” (20/08/2015)
 Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Dinh dưỡng cây trồng và BVTV đối với sản xuất lúa chất lượng” (30/07/2015)
 Những lưu ý khi chăm sóc lúa vụ Mùa 2015 (17/07/2015)
 Tập huấn kỹ thuật "Trồng mới rừng luồng" (17/07/2015)
 Hiệu quả từ các lớp tập huấn ICM (16/07/2015)
 Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn (14/07/2015)
 Hỗ trợ bò giống cho nông dân nghèo phát triển chăn nuôi (14/07/2015)
 Một số lưu ý trong khai thác tinh và phối giống cho lợn (14/07/2015)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía (10/07/2015)
 Những điều cần biết khi nuôi ngan Pháp thương phẩm (10/07/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang