Số lượt truy cập
Hôm nay 37617
Hôm qua 58866
Tuần này 201187
Tháng này 3239013
Tất cả 193034597
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 16/07/2015
Hiệu quả từ các lớp tập huấn ICM

Thực hiện theo Quyết định số 1064/QĐ – SNN&PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch và dự toán tập huấn tại đồng ruộng (FFS); Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu; Dự án thành phần: Nâng cao hệ thống kênh Trạm bơm Nam sông Mã, tỉnh Thanh Hóa; Dự án: Cải thiện nông nghiệp có tưới do WB tài trợ (WB7). Vụ Xuân 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với huyện Thiệu Hoá và Yên Định triển khai 5 lớp tập huấn đồng ruộng về quản lý cây trồng tổng hợp cho: lúa, ngô, khoai tây và ớt với 150 học viên tham gia

     Với mục tiêu giúp bà con nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để thích ứng với những biến đổi thất thường của thời tiết khí hậu hiện nay, đồng thời tăng cường sự hiểu biết của nông dân về sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai nông nghiệp, nguồn nước tưới, cơ sở hạ tầng đồng ruộng; bảo vệ môi trường sinh thái trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt; hạn chế giảm phát thải khí nhà kính; đặc biệt là giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản thông qua việc sử dụng giống tiết kiệm, hợp lý, đúng chủng loại, bón phân cân đối, canh tác đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, làm tốt công tác bảo quản, chế biến.

     Vụ Xuân 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với các xã: Yên Phong, Định Tường, Định Liên (huyện Yên Định); xã Thiệu Quang, Thiệu Công (huyện Thiệu Hóa), triển khai 5 lớp tập huấn đồng ruộng trên các đối tượng cây trồng: lúa, ngô, khoai tây và ớt cho 150 học viên tham gia (trong đó nữ 97 học viên, chiếm 64,67 %; 53 học viên nam,tương đương 35,33%).

     Tại các lớp tập huấn, học viên đã được trao đổi,thảo luận 2 chiều theo nhóm kết hợp giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tế mà bà con đã, đang làm tại gia đình, địa phương quatừng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng với các nội dung: Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các loại cây trồng trong tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay; Biện pháp phòng trừ sâu bệnh;  Cách lựa chọn và sử dụng phân bón và thuộc BVTV; Thị trường đầu ra cho các sản phẩm…

     Song song với các buổi học lý thuyết, các học viên đã được thực hành ngay trên các ruộng thực nghiệm với tổng quy mô: 5000 m2 (1000 m2/lớp).

Ảnh: Một buổi thực hành trên cây ớt

Ảnh: Một buổi học thực hành trên cây lúa

     Ruộng thực nghiệm được triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thông qua lý thuyết đến thực tiễn, kết hợp kinh nghiệm thực tế của các học viên, và khoa học kỹ thuật xây dựng hệ thống thâm canh đồng bộ theo nguyên tắc ICM.

     Sau khi kết thúc, các mô hình, ruộng thực nghiệm tại lớp học đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp truyền thống, trong đó vấn đề quan trọng nhất là giảm lượng giống; giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón hóa học, điều này góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường (ô nhiễm đất, nước, không khí...), giảm phát thải khí nhà kính. Mặt khác nước tưới được sử dụng tiết kiệm hơn, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn của cây trồng, góp phần tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế  hướng tới một nên một nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Ảnh: Một buổi học thực hành trên cây ngô    

     Thông qua các lớp tập huấn, bà con vô cùng phấn khởi và vui mừng vì đã thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thâm canh cây trồng hiện nay. Đồng thời, bà con nông dân có thêm nhiều kiến thức, nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao kỹ năng hiểu biết về đồng ruộng và sự cân bằng sinh thái đồng ruộng theo nguyên tắc ICM trong  các giai đoạn từ làm đất, gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh qua từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Điều đặc biệt là bà con nông dân đã thay đổi tư duy, nâng cao được nhận thức trong quá trình sản xuất.

     Trong thời gian tới để nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững thì việc áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) là hết sức cần thiết. Vì vậy, bà con nông dân các xã đã được hưởng lợi và bà con các xã lân cận trong huyệ nói riêng và trong tỉnh nói chung rất mong được dự án WB7 tiếp tục hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn; xây dựng các mô hình thực nghiệm trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao;  xây dựng các mô hình công nghệ cao thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để nông dân các địa phương ứng dụng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất trên đơn vị diện tích./.

Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16830


Các tin khác:
 Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn (14/07/2015)
 Hỗ trợ bò giống cho nông dân nghèo phát triển chăn nuôi (14/07/2015)
 Một số lưu ý trong khai thác tinh và phối giống cho lợn (14/07/2015)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cho cây mía (10/07/2015)
 Những điều cần biết khi nuôi ngan Pháp thương phẩm (10/07/2015)
 Kỹ thuật chăm sóc ngô, lạc vụ Hè thu 2015 (08/07/2015)
 Lịch sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp tháng 7/2015 (26/06/2015)
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 6/2015 (29/05/2015)
 Kết quả mô hình sản xuất và sử dụng phân viên nén dúi sâu trong thâm canh lúa lai (29/05/2015)
 Hội thảo đầu bờ mô hình “Thâm canh lạc áp dụng biện pháp che phủ xác thực vật” (29/05/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang