Số lượt truy cập
Hôm nay 120698
Hôm qua 58866
Tuần này 284268
Tháng này 3322094
Tất cả 193117678
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/04/2015
CHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ SANG TRÔNG RAU MÀU CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO

     Hiện nay cây lúa là cây trồng chính chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa (tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng 252.000ha). Đây là cây trồng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nói chung. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa trên các diện tích đất kém hiệu quả do một số nguyên nhân như: đất đai không phù hợp, thiếu nước tưới, ngập úng thưởng xuyên, nhiễm mặn…đều không mang lại hiệu quả kinh tế, thậm chí là không có lãi.

      Những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Kết quả sau khi triển khai cho thấy hiệu quả rõ rệt của các mô hình chuyển đổi này so với trồng lúa.

      Điển hình như trong vụ xuân năm 2014 – 2015, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của WB Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thực hiện lớp tập huấn ICM trên cây khoai tây tại thôn Châu Chướng, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, đồng thời xây dựng ruộng thực nghiệm trên chân đất lúa kém hiệu quả tại địa phương này nhằm đánh giá hiệu quả trong sản xuất khoai tây so với trồng lúa. Kết quả sau khi đánh giá đã cho thấy ruộng thực nghiệm trên diện tích lúa kém hiệu quả đã mang lại giá trị kinh tế rõ rệt so với trồng lúa. Sau khi đã trừ các khoản chi phí trong sản xuất, hiệu quả mang lại trong sản xuất khoai tây so với trồng lúa đạt được là 1.385.000đ/sào. Không những vậy, điểm trình diễn còn khẳng định được hiệu quả về mặt môi trường nhờ vào việc giảm được lượng phân bón hóa học dư thừa trên đồng ruộng, giảm lượng thuốc BVTV, sử dụng nước hiệu quả hơn, nước sử dụng cho khoai tây ít hơn nhiều so với sản xuất lúa từ đó hạn chế gây ô nhiễm môi trường, giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính,…

      Như vậy, có thể khẳng được được rằng việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu có giá trị kinh tế cao là hết sức thiết thực nhằm thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu nghành nông nghiệp, xây dựng thành công nông thôn mới tại các địa phương trong tỉnh.

      Tuy nhiên, để thực hiện thành công chủ trương trên thì việc đầu tiên cần làm hiện nay là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm, đồng thời quy hoạch lại vùng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kênh mương cấp thoát nước và đầu tư hơn nữa trong công tác chuyển giao các tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho các hộ nông dân trong tỉnh.

Mạnh Hùng – TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17532


Các tin khác:
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 4/2015 (31/03/2015)
 Phát hiện sớm và phòng trừ bệnh đạo ôn (13/03/2015)
 ICM trên cây khoai tây – giải pháp kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất (06/03/2015)
 Một số lưu ý khi vệ sinh tiêu độc sát trùng trong chăn nuôi  (06/03/2015)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp tết Nguyên đán (04/03/2015)
 Lịch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tháng 3/2015 (26/02/2015)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thịt trong nông hộ đảm bảo an toàn dịch bệnh tại Quan Sơn (13/02/2015)
 Canh tác lúa theo SRI, giải pháp trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa (06/02/2015)
 Những điểm cần lưu ý khi áp dụng “Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn” (04/02/2015)
 QUY TRÌNH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC CHO LỢN (04/02/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang