Số lượt truy cập
Hôm nay 68277
Hôm qua 58866
Tuần này 231847
Tháng này 3269673
Tất cả 193065257
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 13/03/2015
Phát hiện sớm và phòng trừ bệnh đạo ôn

          Sau khi kết thúc chăm sóc, bón thúc đợt 1, hiện nay cây lúa xuân đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, thời tiết từ cuối tháng 2 đến nay diễn biến phức tạp, sáng có mưa phùn và sương mù, trưa và chiều trời hửng nắng, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển lây lan nhanh trên đồng ruộng, nhất là những giống nhiễm bệnh.

          Qua điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật, hiện nay bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên một số giống lúa nhiễm bệnh thuộc các huyện Đông Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia... tỷ lệ bệnh phổ biến 1-3%, cao 5%, diện tích nhiễm 0,5 ha.

Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh ra diện rộng, các địa phương và bà con nông dân cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

          Tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình diễn biến phát sinh sâu bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt chú ý đến chân ruộng trũng, lầy thụt, chân ruộng hay mất nước, ruộng bón thừa đạm, ruộng cấy các giống dễ nhiễm  bệnh đạo ôn như BC15, nếp; Xi23, Q5...

          Đảm bảo lượng nước trong ruộng duy trì 1 – 3cm để lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi, đẻ nhánh tập trung và nhiều nhánh hữu hiệu

          Bón phân cân đối hợp lý, bón tập trung. Trên diện tích lúa chậm phát triển đặc biệt là trà lúa Xuân muộn, bón bổ sung 10% lượng đạm ure và kali khi lúa phân hóa đòng

          Khi phát hiện vết bệnh, dừng bón đạm hoặc phân NPK hoặc các phân bón qua lá khác. Dùng một số loại thuốc đặc trị để phun phòng trừ bệnh như: Rocksai 525SE, Katana 20SC, Kabim 30WP, Bump 650WP, Bankan 600WP, Filia 525SE, Beam 75WP, New Difusan 40EC, Fuji-one 40WP…Nếu thấy vết bệnh khô, chuyển dần sang màu trắng, các lá lúa, nõn lúa mới ra không có vết bệnh xâm nhập là thuốc đã phát huy tác dụng. Những nơi cháy chòm, cháy ổ cần phun kép, lần 2 cách lần 1 từ 4-5 ngày vào buổi chiều tạnh ráo.

          Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu nào để phun trừ cho các đối tượng sâu hại như bọ trĩ, sâu cuốn lá, dòi đục nõn,… khi chưa có hướng dẫn của cơ quan BVTV nhằm bảo vệ nguồn thiên địch, chống bùng phát sâu bệnh cuối vụ ./.

TTKN Thanh Hóa

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18522


Các tin khác:
 ICM trên cây khoai tây – giải pháp kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất (06/03/2015)
 Một số lưu ý khi vệ sinh tiêu độc sát trùng trong chăn nuôi  (06/03/2015)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp tết Nguyên đán (04/03/2015)
 Lịch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tháng 3/2015 (26/02/2015)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thịt trong nông hộ đảm bảo an toàn dịch bệnh tại Quan Sơn (13/02/2015)
 Canh tác lúa theo SRI, giải pháp trong canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa (06/02/2015)
 Những điểm cần lưu ý khi áp dụng “Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn” (04/02/2015)
 QUY TRÌNH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC CHO LỢN (04/02/2015)
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 2/2015 (02/02/2015)
 Mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm cần được nhân rộng (02/02/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang