Số lượt truy cập
Hôm nay 105609
Hôm qua 58866
Tuần này 269179
Tháng này 3307005
Tất cả 193102589
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 04/02/2015
QUY TRÌNH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC CHO LỢN

     Lợn nuôi trên nền đệm lót sinh học được đánh giá là khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt, lông bóng mượt, da hồng hào. Lợi ích lớn nhất và thấy rõ là việc giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất (do không phải tắm cho lợn và dọn chuồng, giảm nhân công lao động...), từ đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

     Sau đây là phần giới thiệu kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn:

    I. DIỆN TÍCH, VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CẤU TRÚC CHUỒNG

- Chuồng hở, mái kép, đảm bảo sự thông thoáng trong chuồng nuôi.

- Diện tích chuồng nuôi phụ thuộc vào điều kiện, quy mô của từng hộ gia đình. Nhưng phải đảm bảo mật độ nuôi từ 1.2 – 1.5m2/con (thích hợp nhất là 20m2/ô nuôi trên dưới 15 lợn thịt từ khi tách mẹ đến 50-60 kg).

- Nền chuồng làm mới là đất nện chặt. Nếu sử dụng chuồng cũ cải tạo lại thì làm loại đệm lót nổi trên mặt nền, nền xi măng cũ giữ nguyên nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ đường kính 4 - 5cm, khoảng cách giữa 2 lỗ 30cm.

- Cần bố trí hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.

- Máng ăn và máng uống (vòi nước tự động) đặt ở 2 phía đối nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn của đệm lót có lợi cho sự lên men.

- Máng ăn cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.

- Thiết kế máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chẩy xuống đệm lót.

    II. THIẾT KẾ ĐỆM LÓT SINH THÁI

    Tùy thuộc vào chuồng trại được cải tạo hay xây dựng mới mà thiết kế đệm lót chìm, nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, nhưng quan trọng nhất là xem vị trí chuồng cao hay thấp so với mực nước ở bên ngoài. Phải đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước làm hỏng đệm lót.

     Độ dầy đệm lót 50 - 70cm (độ dầy của đệm lót thường giảm do bị nén khi lên men nên lúc mới làm cần tăng thêm 20%). Cần chú ý bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.

     Sử dụng các nguyên liệu có độ sơ cao, không dễ bị làm mềm và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.  Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào kế đến là vỏ lạc, lõi bắp, trấu, thân cây bắp nghiền (độ dài 3 – 5mm).

     1. Phương pháp thực hiện: Thực hiện chuồng 20m, đệm dày 60cm.

- Nguyên liệu gồm trấu và mùn cưa (số lượng đảm bảo rải đủ độ dầy 60cm); bột ngô 15 kg; chế phẩm  men BALASA N01 dùng 1 kg  (sản phẩm đã được đăng ký sản xuất, lưu hành trên cả nước).

Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1 kg men gốc và 10 kg bột ngô vào thùng, thêm 200 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm, vào mùa hè sau 24h là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 48h.  Dịch men phải chuẩn bị  trước 1-2 ngày.

- Cách xử lý bột ngô (trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ):  Lấy khoảng 2 lít dịch men đã chuẩn bị trước đó cho vào 5 kg bột ngô, trộn ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm.

     2. Các bước làm đệm lót sinh thái:

- Rải lớp đệm lót là mùn cưa và trấu đã trộn đều dày 20cm lên bề mặt nền chuồng.

- Dùng vòi phun nước sạch lên lớp đệm lót, cào đảo đều cho lớp đệm ẩm đều và làm phẳng bề mặt cho đến khi đạt độ ẩm 30% (Kiểm tra độ ẩm bằng cách bốc một nắm đệm lót trên tay quan sát thấy hỗn hợp trấu và mùn cưa thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được).

- Tiếp đến ta rải 1/3 lượng bột ngô đã ủ lên bề mặt đệm lót.

- Tưới đều 1/3 lượng dịch men và bã ngô có trong dịch men đã chuẩn bị lên bề mặt đệm lót sau đó dùng cào đảo cho chế phẩm men được trộn đềm vào đệm lót.

- Hai lớp đệm còn lại làm tuần tự như trên. Kết thúc ta được phần đệm lót có độ dầy 60 cm.

- Làm phẳng đều toàn bộ bề mặt lớp đệm lót một lần nửa. 

- Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.

          * Chú ý :

- Bà con có thể chia làm 2 lớp mỗi lớp 30 cm và không cần trộn 2 nguyên liệu trấu và mùn cưa mà để tách biệt lớp trấu ở dưới, lớp mùn cưa ở trên.

- Với mùa mưa và mùa đông: sau khi làm đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men.

-  Mùa hè :

+ Trong 1-2 ngày đầu đệm lót đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40oC, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70oC nhưng duy trì trong thời gian ngắn.

+ Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần và ổn định. Dưới độ sâu 30 cm nhiệt độ đệm lót khoảng 40oC, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm nhẹ đặc trưng là có thể sử dụng được.

- Sau khi quá trình lên men của đệm lót kết thúc ta tiến hành bỏ bạt, cào sâu khoảng 15 - 20 cm cho tơi xốp lớp trên của phần đệm lót. Sau đó để thoáng  1 ngày mới tiến hành thả lợn.

Hà Linh – TTKN

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17224


Các tin khác:
 Lịch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tháng 2/2015 (02/02/2015)
 Mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm cần được nhân rộng (02/02/2015)
 Một số vấn đề cần quan tâm khi sản xuất thâm canh cây ngô vụ Xuân  (02/02/2015)
 TRIỂN VỌNG NUÔI CÁ NHEO MỸ TẠI THANH HÓA (29/01/2015)
 Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 (22/01/2015)
 BỆNH ORT TRÊN GÀ (hay còn gọi là bệnh hen phức hợp trên gà) (21/01/2015)
 Kinh nghiệm thu hút nông dân đến với lớp chuyển giao  (19/01/2015)
 Radar hàng hải – phương tiện thiết yếu để ngư dân bảo vệ tài sản và an toàn đi biển (19/01/2015)
 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TẠI THANH HÓA (19/01/2015)
 Tiềm năng và hiện trạng sản xuất ngao giống tại Thanh hóa (14/01/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang