Số lượt truy cập
Hôm nay 34912
Hôm qua 39190
Tuần này 139616
Tháng này 3177442
Tất cả 192973026
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 19/01/2015
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BĐKH TẠI THANH HÓA

     Những năm vừa qua Việt nam là một trong 5 Quốc gia chịu ảnh hưởng  của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại kéo dài; Lũ tiểu mãn; nắng nóng gay gắt, hiện tượng nước biển dâng, mặn hóa vùng sản xuất nông nghiệp nhiều vùng ngập lụt...điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành nông nghiệp nói chung, nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng.

      Gần đây, thiệt hại do bệnh dịch, lũ lụt, nắng nóng xảy ra trong nuôi trồng thủy sản đã làm giảm 75 – 80% sản lượng thu hoạch, nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng suy giảm tới 60 – 70 %. Thanh Hóa là một trong những tỉnh nằm trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ( BĐKH ) lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng NTTS ven biển. Chính vì vậy để xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển NTTS ven biển. Để ứng phó và giảm nhẹ do BĐKH, được sự giúp đỡ của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa thực hiện mô hình trang trại nuôi tôm QCCT thích ứng với BĐKH với mục tiêu hỗ trợ người dân thí nghiệm các mô hình nuôi thủy sản phù hợp, có hiệu quả thích ứng với các tác động bất lợi của thời tiết trong nuôi trồng thủy sản và hỗi trợ tổ chức cộng đồng là Hợp tác xã NTTS xã Hoàng phong, huyện hoằng hóa hoạt động.

     Kết quả sau 9 tháng triển khai, đơn vị thực hiện đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu cho bà con nông dân trong xã, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại Hà tĩnh, hỗ trợ các dụng cụ quan trắc môi trường, nạo vét kênh mương cộng đồng. Thông qua dự án, nhận thức của bà con về biến đổi khí hậu và kỹ thuật nuôi cho phù hợp đã được nâng cao, hoạt động quan trắc môi trường ao nuôi được duy trì đều đặn và có những biện pháp kỹ thuật kịp thời. Do làm tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, điều chỉnh lịch thời vụ và lựa chọn đối tượng nuôi, hình thức nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu nên vụ nuôi năm 2014, nhìn chung toàn hợp tác xã năng xuất, sản lượng, giá trị thu nhập,đặc biệt là hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với trước đây.

     Về mô hình thử nghiệm, Trung tâm khuyến nông đã đề xuất và thực hiện Mô hình nuôi tôm sú xen ghép cua xanh, cá rô phi và luân canh vụ thu đông nuôi cua và trồng rong câu tại gia đình anh Trương Văn Thuận với quy mô 01 ha, mật độ và tỷ lệ ghép: tôm sú P15 mật độ 15con/m2, Cua xanh cỡ 2-3cm mật độ 0,2 con/m2 Cá rô phi đơn tính: 0,15 con/m2 , lựa chọn hình thức nuôi xen ghép, quy trình nuôi hạn chế thay nước, sử dụng VICATO tiêu độc khử trùng, SAPONIN để diệt tạp, chế phẩm sinh học DOLOMIT để quản lý môi trường. Lựa chọn giống tôm sú chất lượng, thả nuôi vào trung tuần tháng 3 (âm lịch), sau khi tôm nuôi đước 50 ngày tuổi mới tiến hành thả cua xen ghép, khi tôm nuôi đạt kích cỡ 120-150 con/kg tiến hành thả cá rô phi xen ghép với mục tiêu cải thiện môi trường ao nuôi và nâng cao giá trị thu nhập. Quá trình chăm sóc quản lý ao nuôi chủ yếu là sử dụng các biện pháp kỹ thuật duy trì mầu nước, ổn định độ PH, thức ăn chủ yếu là cá tạp, giắt... Sau 6 tháng nuôi, mô hình đã thu được 320kg tôm sú cỡ 35 – 37 con/kg, trên 250kg cua và hơn 300kg cá rô phi đơn tính, cỡ 600g/con, đạt doanh thu trên 85 triệu đồng, tổng chi phí sản xuất gần 50 triệu, lợi nhuận vụ xuât hè trên 35 triệu/ha. Kết thúc vụ xuân hè, mô hình tiếp tục nuôi luân canh Cua xanh và rong câu doanh thu ước đạt 40 triệu, chi phí sản suất gần 20 triệu,  mô hình đã đạt lợi nhuận trên 30% so với sản xuất đại trà

       Với những khó khăn hiện nay cuả nghề nuôi trồng thủy sản ven biển do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường suy thoái, mô hình có ý nghĩa quan trọng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư của phần lớn bà con nông dân các xã vùng triều ven biển. Rất mong các tổ chức, cá nhân quan tâm, hợp tác nhân rộng mô hình góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển.

 

                                                                    Hoàng ThịThu Hằng – Vũ Văn Hà - TTKN

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18249


Các tin khác:
 Tiềm năng và hiện trạng sản xuất ngao giống tại Thanh hóa (14/01/2015)
 TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG TẠI THANH HÓA (08/01/2015)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi dê sinh sản tại Hà Trung (19/12/2014)
 Kết quả bước đầu mô hình tuyển chọn giống lúa thuần có sự tham gia của cộng đồng (28/11/2014)
 Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP – Hướng phát triển kinh tế cho bà con  (28/11/2014)
 Diễn đàn khoa học kỹ thuật về “Chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh tại nông hộ” (26/11/2014)
 Hiệu quả từ mô hình “Chăn nuôi gà thịt trong nông hộ đảm bảo an toàn dịch bệnh” (19/11/2014)
 Phòng trừ bọ nhảy trên cây rau họ thập tự  (12/11/2014)
 Hiện tượng Stress trong chăn nuôi  (29/09/2014)
 Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Triệu Sơn (22/09/2014)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang