Số lượt truy cập
Hôm nay 4185
Hôm qua 58866
Tuần này 167755
Tháng này 3205581
Tất cả 193001165
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 29/09/2014
Làm đệm lót lên men trong chăn nuôi gà đẻ

1. Đối với chuồng nuôi gà đẻ lồng tầng, chuồng kín

          Ở nước ta mô hình chăn nuôi này hiện đang được phát triển, nhất là những trang trại nuôi gà quy mô lớn. Áp dụng hình thức chăn nuôi này gà được sống trong môi trường tối ưu, không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) và cho năng suất trứng ổn định nhất.

          Song do phương pháp này nuôi gà với mật độ cao (lên đến 30 con/1m2 chuồng) nên  mùi hôi, lượng phân thải ra hằng ngày là rất lớn. Để xử lý lượng phân và mùi hôi cần nhiều nhân công, điện, nước nhưng vẫn làm ô nhiễm môi trường. Nhưng  khi áp dụng đệm lót lên men sẽ phân hủy phân và hạn chế đến mức tối đa mùi hôi mà hằng ngày không cần dọn chuồng, tiết kiệm được điện, nước…

          Do chuồng trại trong chăn nuôi gà đẻ lồng tầng, chuồng kín có cấu trúc khác biệt vì vậy ở hình thức chăn nuôi này, cách làm đệm lót lên men có khác so với các phương thức chăn nuôi gà khác.

* Chuồng nuôi đã có sẵn:

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng.

Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:

Bước 1:Tạo dịch men: Lấy 1kg men Balasa trộn 5kg bột ngô hoặc cám gạo cho vào thùng dung tích 200lít, thêm 130 - 150 lít nước sạch khấy đều, đậy kín để vào chỗ  ấm trong 2-3 ngày sẽ được dịch lên men. Lượng dịch men này có thể dùng làm 50 m2 nền chuồng.

Bước 2:Rải lớp mùn cưa dày 10cm lên nền hoặc bạt.

Bước 3:Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã men còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xới nhẹ lớp mặt trên (nếu mùn cưa khô ta có thể bổ sung thêm nước đến khi mùn cưa có màu sẩm, lấy tay nắm và khi thả ra mùn cưa không bị tơi và cũng không có nước rỉ ra ở các kẻ ngón tay là được).

Bước 4: ủ để đệm lót lên men bằng cách phủ kín bạt sau 4-5 ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dày 20cm (nếu dùng hoàn toàn mùn cưa là tốt nhất).

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.

* Đối với chuồng làm mới

Nếu nơi nào đất cao, không có mạch nước ngầm thì có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30cm, sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm:

Bước 1: Ta cũng chuẩn bị dịch men tương tự như phần trên.

Bước 2:Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dày 20cm. Sau đó rải tiếp 10cm lớp mùn cưa.

Bước 3:Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn chuồng, xoa nhẹ trên bề mặt đệm lót cho men phân tán đều.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể đưa gà vào chuồng nuôi.

2. Đối với chuồng nuôi gà đẻ chuồng hở

            Cách làm đệm lót cho chuồng này tương tự như cách làm đệm lót cho chuồng gà nuôi thịt, các bước làm như sau:

Bước 1:Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng nền chuồng.

Bước 2:Rải trấu hoặc mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng dầy 10 - 15cm sau đó san phẳng.

Bước 3: Thả gà vào nuôi

Bước 4: Tiến hành rắc men (sau khi thả gà 3-5 ngày, quan sát thấy phân gà phủ kín, rải đều lên trên bề mặt đệm lót ta tiến hành rắc men):

- Với diện tích chuồng từ 25m2 trở xuống ta tiến hành rắc men trực tiếp: Lấy 1kg BALASA-N01 đem trộn thật đều với 1-2 kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn), sau đó đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt đệm lót là được.

- Với diện tích chuồng từ 25 – 50m2 ta tiến hành ủ men (mục đích làm tăng lượng men): trộn đều 1 kg chế phẩm BALASA-N01với 5kg bột ngô (có thể là cám gạo, bột sắn). Sau đó cho 2,3-2,5 lít nước sạch trộn cho hỗn hợp ẩm đều rồi cho vào túi hoặc thùng đậy kín để chổ ấm từ 2-3 ngày. Khi nào có mùi thơm hơi chua nhẹ thì đem rắc men lên bề mặt đệm lót, dùng cào ngắn hoặc tay xoa nhẹ để men phân tán đều là được.

Chú ý:

- Hai đến ba ngày ta tiến hành cào xới tơi bề mặt đệm lót một lần. Đối với chuồng gà lồng tầng bà con cần lưu ý khi cào, đảo đệm lót ta chỉ đảo phần trên không đảo sâu sát xuống nền chuồng.

            - Nếu nuôi gà với mật độ thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể kéo dài hàng năm./.


Tác giả: Hà Linh- TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11315


Các tin khác:
 Hiện tượng Stress trong chăn nuôi  (29/09/2014)
 Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Triệu Sơn (22/09/2014)
 Một số kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng rừng keo tai tượng thâm canh (08/07/2014)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ (08/05/2014)
 Thông báo mời chào hàng cạnh tranh (28/03/2014)
 Qua 3 năm ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng nghề lưới vây sâu rút chì (20/11/2013)
 Mô hình sử dụng đồng bộ phân bón Tiến Nông (03/09/2013)
 Hội nông dân Nông Cống với phong trào phát triển kinh tế. (08/08/2013)
 39 trang trại chăn nuôi ở Vĩnh Lộc đạt giá trị trên 1 tỷ đồng/năm (08/08/2013)
 Xã Tế Lợi, huyện Nông Cống Phát triển kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (08/08/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang