Số lượt truy cập
Hôm nay 50762
Hôm qua 39190
Tuần này 155466
Tháng này 3193292
Tất cả 192988876
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 12/09/2019
Một số lưu ý khi sử dụng vacxin cho vật nuôi.

Trong những năm gần đây do chăn nuôi ngày càng phát triển, môi trường  càng trở nên ô nhiễm… dẫn đến dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Do đó, công tác quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi trở nên rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng vacxin để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn nuôi.

Mỗi loại vacxin khác nhau đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng đúng quy trình kỹ thuật sẽ đảm bảo thời gian miễm dịch kếo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm giảm một phần, thậm chí mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin.

Để đảm bảo hiệu quả của vacxin, khi sử dụng chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Bảo quản vacxin

Đây là một yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc. Mỗi loại vacxin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp, đối với các loại vacxin virus ở nhiệt độ từ 2 – 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 – 150C. Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản, hoặc để vacxin bảo quản ở ngăn đá sẽ làm mất tác dụng của vacxin.

Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý việc bảo quản vacxin khi vận chuyển, nếu ở xa nơi bán vacxin thì khi đi mua nhất thiết có hộp xốp, phích đá để bảo quản; nếu mua gần thì bảo quản bằng túi nilông tối màu có giấy bọc. Khi vận chuyển vacxin cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập, tránh được vacxin tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh, đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào vacxin để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.

2. Sử dụng vacxin

Nếu khâu bảo quản tốt song chúng ta sử dụng vacxin không đúng kỹ thuật thì hiệu quả cũng sẽ thấp. Khi sử dụng vacxin  chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:

- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng vacxin trước khi dùng, nếu không rõ thì hỏi thêm ý kiến của bác sĩ thú y.

- Khi dùng phải kiểm tra lọ vacxin bằng mắt thường xem màu sắc, độ vẩn có gì khác thường (ví dụ: không dùng vacxin bị đổi màu, vẩn đục).

- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con mang thai ở kỳ cuối.

- Dùng vacxin đúng liều lượng, đúng vị trí, đúng lứa tuổi.

- Xi lanh, kim tiêm phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi  hoặc hấp, để nguội dụng cụ trước khi sử dụng (chú ý không nên dùng cồn để sát trùng dụng cụ).

- Pha vacxin đúng chỉ dẫn, trước khi sử dụng phải lắc kỹ lọ vacxin.

- Vacxin pha xong dùng ngay, không để quá 2-3 giờ sau khi pha, không cầm lâu trong tay; nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm.

- Sau khi tiêm vacxin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc, gia cầm phản ứng sau khi tiêm để có biện pháp can thiệp.

3. Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng cho vật nuôi

- Đối với trâu bò: tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

- Đối với lợn: cần được tiêm phòng đầy đủ 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), lở mồm long móng.

- Đối với đàn gà: tiêm vắc xin Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm.

- Đối với đàn thủy cầm: tiêm Cúm gia cầm, Dịch tả vịt

Ngoài các loại vacxin trên, tùy điều kiện dịch tễ của từng vùng mà tiêm phòng thêm các bệnh khác theo khuyến cáo của cán bộ thú y.

            Mong rằng các vấn đề trên luôn được người chăn nuôi quan tâm chú trọng!.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20253


Các tin khác:
 Bệnh Marek, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp. (12/09/2019)
 Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản. (12/09/2019)
 Một số lưu ý trong thâm canh cây khoai lang. (12/09/2019)
 Một số nguyên tắc chung trong phòng trừ sâu bệnh. (12/09/2019)
 Sự lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu phi và biện pháp hạn chế. (12/09/2019)
 Trung tâm Khuyến nông chung tay xây dựng nông thôn mới. (12/09/2019)
 Thanh Hóa: Đánh giá hiệu quả mô hình áp dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa chất lượng cao. (06/09/2019)
 Hiệu quả bước đầu từ Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (30/08/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: "Những giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn bền vững". (24/07/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Liên kết các hộ trong chăn nuôi gia cầm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (11/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang