Số lượt truy cập
Hôm nay 96542
Hôm qua 58866
Tuần này 260112
Tháng này 3297938
Tất cả 193093522
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 21/12/2016
Phát triển chăn nuôi gia súc miền núi

   Phát triển chăn nuôi gia súc được xem là thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi. Để phát huy thế mạnh này, một số huyện ban hành cơ chế chính sách và thực hiện các giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực tiềm năng này.

Đàn bò của gia đình ông Mai Văn Chung, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân.

  Để khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Như Xuân đã ban hành chính sách hỗ trợ 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 20 con trở lên; hỗ trợ 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi dê có tổng đàn từ 100 con trở lên. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện đã phát triển được 9.500 con trâu, 3.500 con bò, 21.000 con lợn, 9.000 con dê và có 15 trang trại gia súc đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện đã và đang gặp phải một số khó khăn.

  Để đến được trang trại của gia đình ông Mai Văn Chung, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, chúng tôi phải đi bằng xe máy trên con đường dốc núi, gồ ghề đá sỏi cách trung tâm xã khoảng hơn 10 km. Đến nơi, chúng tôi được gia chủ đón tiếp rất niềm nở. Ông Chung cho biết, do trang trại nằm khá xa trung tâm, đường lên lại khó khăn, hiểm trở, nên dù người quen hay lạ lên được tới đây thì đều được ông xem như là khách quý.

  Trò chuyện với ông, chúng tôi được biết thêm: Để có trang trại trồng rừng kết hợp với nuôi bò, dê sinh sản, gà giống, với doanh thu khoảng 200 triệu đồng/năm như ngày hôm nay, gia đình ông đã rất vất vả và tốn nhiều chi phí cho việc khai hoang, làm đường. Mặc dù đã phải bỏ ra gần 1 tỷ đồng cho việc mở đường, song con đường đi lên khu trang trại của gia đình vẫn còn rất khó khăn, gây cản trở lớn trong việc vận chuyển hàng hóa.

   Đối với gia đình anh Lê Tuấn Nhanh, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, khó khăn không chỉ dừng lại ở địa hình, giao thông đi lại bất tiện mà còn ở việc thiếu nguồn giống. Theo anh Nhanh chia sẻ: hiện tại, trang trại của gia đình anh đang có 12 con lợn nái sinh sản, 30 con lợn thịt và 25 con bò sinh sản. Tuy nhiên, để duy trì được số lượng đàn như trên cho những năm sau là việc không hề đơn giản, bởi khó khăn trong khâu tuyển chọn con giống. Đối với lợn, nhất là lợn nái sinh sản, hầu hết anh phải nhập giống từ miền Nam ra, với tổng chi phí cao, mỗi lần nhập giống, ngoài việc thanh toán chi phí nhân giống là 2 triệu đồng, anh còn phải mất thêm phí vận chuyển lên tới 2,5 triệu đồng nữa. Vậy nên tiền lãi thu về chẳng còn là bao. Đối với bò, việc chọn giống còn khó khăn hơn, bởi nếu nhập giống bò từ đồng bằng lên thì chúng khó thích nghi với điều kiện khí hậu và địa hình miền núi, còn giống bò bản địa thì tầm vóc lại thấp bé, cho hiệu quả kinh tế thấp.

   Tại huyện Lang Chánh, để phát triển chăn nuôi gia súc, đầu năm 2016, huyện đã ban hành Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Theo đó, nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc cũng đã được triển khai, như: Hỗ trợ trang trịa chăn nuôi trâu, bò tập trung, có quy mô thường xuyên từ 10 con đến dưới 50 con, với mức hỗ trợ từ 5 đến 25 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ tiền mua giống và xây dựng chuồng trại cho trang trại chăn nuôi lợn tập trung, với mức hỗ trợ từ 10 đến 25 triệu đồng/trang trại; hỗ trợ tiền làm chuồng trại cho trang trại chăn nuôi dê có quy mô từ 30 đến 150 con, với mức hỗ trợ từ 5 đến 25 triệu đồng/trang trại. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ tiền cho các hộ chăn nuôi lắp đặt công trình Biogas; hỗ trợ trồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc...  Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, cùng với các chính sách hỗ trợ, nên tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bà huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện tại, toàn huyện đã phát triển được 2.653 con trâu, 4.010 con bò và hơn 20 trạng trại, gia trại.

   Tuy nhiên, cũng như nhiều huyện miền núi của tỉnh, việc phát triển chăn nuôi gia súc của huyện đang gặp khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế, tình trạng chăn nuôi theo hình thức chăn thả vẫn là chủ yếu, chưa chủ động được nguồn thức ăn; công tác tiêm vác xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi chưa được người dân quan tâm, do đó vẫn còn một số dịch bệnh; kỹ thuật chăn nuôi của người dân chưa cao; điều kiện địa hình, khí hậu bất lợi,… nên hiệu quả chăn nuôi thấp.

   Thực tế từ các địa phương cho thấy, những khó khăn về cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm chưa nhiều, nguồn cung cấp cấp giống hạn hẹp. Bên cạnh đó, tập quán, nhận thức của người dân còn hạn chế đang làm những rào càn lớn khiến cho việc phát triển chăn nuôi gia súc trên địa bàn các huyện miền núi còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

    Để khắc phục những khó khăn trên; đồng thời giúp khu vực miền núi phát huy được những ưu thế của vùng, theo ông Mai Thế Sang, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, cùng với việc lựa chọn được những con nuôi tiềm năng, có sức cạnh tranh cao, các địa phương miền núi cần có giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất giống nhằm chủ động nguồn giống tại chỗ; hỗ trợ và khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc sản xuất thức ăn tự chế để giảm chi phí. Bên cạnh đó, tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tăng cường liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ./.

                   

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 3585


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang