Số lượt truy cập
Hôm nay 56038
Hôm qua 39190
Tuần này 160742
Tháng này 3198568
Tất cả 192994152
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 10/05/2016
Xây dựng NTM mới ở khu vực miền núi Thanh Hóa

  Qua giai đoạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) từ 2011-2015, nhìn chung bộ mặt nông thôn trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, xây dựng NTM ở khu vực miền núi Thanh Hóa vẫn là một bài toán khó cần tìm lời giải.

   Khoảng cách chênh lệch còn lớn

   Miền núi Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 798.803ha (bằng 76,77% diện tích cả tỉnh) gồm 11 huyện miền núi (có 184 xã, 1.817 thôn, bản); trong đó có 7 huyệnnghèo đang thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn-CHDCND Lào; phía Đông là vùng đồng bằng.

   Là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, khu vực Tây Bắc và cả nước; là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trường sinh thái đối với cả tỉnh; các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn như đường Hồ Chí Minh, đường 15A, quốc lộ 45, quốc lộ 217 nối vùng miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố trong cả nước, với nước bạn Lào; thuận lợi cho giao lưu hợp tác và liên kết phát triển; có 192 km đường biên với Lào và các cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), cửa khẩu quốc gia Tén Tằn (Mường Lát), Khẹo (Bát Mọt, Thường Xuân) thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

   Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM và 03 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2013 của BCH Đảng bộ tỉnhvề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa; đến nay, tại 11 huyện miền núi Thanh Hóa mới có 11 xã thuộc 06 huyện: Thạch Thành (3), Như Thanh (3), Ngọc Lạc (1), Thường Xuân (1), Như Xuân (1), Cẩm Thủy (2) và 11 thôn/bản thuộc 07 huyện: Ngọc Lạc (2), Như Thanh (1), Lang Chánh (1), Bá Thước (2), Quan Hóa (1), Quan Sơn (3), Mường Lát (1) đạt chuẩn NTM (toàn tỉnh là 113 xã và 169 thôn, bản);bình quân tiêu chí đạt 10,6 (toàn tỉnh đạt 13,3), trong đó, huyện có số tiêu chí đạt bình quân cao nhất là Thạch Thành (13,3 tiêu chí), thấp nhất là Mường Lát (4,5 tiêu chí).Một số tiêu chí NTM quan trọng còn đạt ở mức thấp như: Tiêu chí thu nhập đạt 34,8% (toàn tỉnh 69,5%), hộ nghèo 18,5% (toàn tỉnh 41%), cơ sở vật chất văn hóa 14,1% (toàn tỉnh 26,9%);các tiêu chí khác như giao thông, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, điện,… ở các xã miền núi vẫn còn khoảng cách lớn so với bình quân chung toàn tỉnh. Hết năm 2015: thu nhập bình quân 11 huyện miền núi đạt 14 triệu đồng (toàn tỉnh là 20,3 triệu đồng), hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều là 25,79% (toàn tỉnh là 13,5%).

   Vì sao kết quả đạt được thấp?

   Nguyên nhân của thực trạng xây dựng NTM và giảm nghèo ở các xã miền núi còn chưa đáp ứng yêu cầu là hệ quả của nhiều yếu tố. Trong đó, có thể kể đến điểm xuất phát thấp dẫn đến việc tổ chức phát triển sản xuất, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập cho người dân rất khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên, phần lớn hộ nghèo thiếu vốn, thậm chí việc tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật của một bộ phận không ít còn thụ động, thiếu năng lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo hàng năm còn rất cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững.

   Nhiều hộ gia đình còn quen với tập quán thả rông gia súc, gia cầm, chuồng trại chưa đảm bảo và thiếu đầu tư thức ăn trong chăn nuôi dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, các kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng trong cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đã được tập huấn, chuyển giao nhưng một bộ phận người nghèo chưa mạnh dạn áp dụng vào thực tế.

    Thực tế cũng cho thấy, tập quán sản xuất của người dân khu vực miền núi còn lạc hậu, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất đồi rừng, khó sản xuất, hệ số sinh lời trên một đơn vị diện tích canh tác thấp, chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi dài Bên cạnh đó, việc sản xuất ở một số vùng còn mang tính tự phát, làm theo phong trào, chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, kinh tế trang trại phát triển chưa tương xứng cao. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn xã không nhiều, quy mô không lớn nên khả năng thu hút lao động, tạo nguồn thu ngân sách, mức độ cạnh tranh không cao nên việc giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân càng trở nên khó khăn.

   Một số giải pháp

   Qua quá trình thực hiện xây dựng NTM và thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2013 của BCH Đảng bộ tỉnhở các huyện miền núi Thanh Hóa cho thấy, giải pháp hàng đầu là nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, định hướng của BCĐ các cấp từ huyện đến xã; đồng thời nâng cao vai trò chủ động và tích cực tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng NTM và giảm nghèo.

   Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các xã miền núi cần xác định mục tiêu phù hợp để tạo động lực và từng bước vượt qua tâm lý ỷ lại, thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thêm nữa, cũng cần có những điều chỉnh về cách làm, cơ chế, chính sách để thực sự đảm bảo vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM.

   Cần tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên, sâu rộng, thiết thực với nhiều hình thức khác nhau trong mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM tại địa bàn. Lấy nội lực là căn bản, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm, tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện với phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn”.

    Mặt khác, cần thống nhất mục tiêu của Chương trình giảm nghèo và Chương trình xây dựng NTM, cả hai chương trình cần nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Đối với các xã miền núi, cần tập trung ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực: phát triển sản xuất, tạo sinh kế để nâng cao thu nhập, giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, đường giao thông đến thôn, đương lâm sinh, trường học, nước sinh hoạt...

   Thêm vào đó, cần chú trọng đến công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch NTM phù hợp với giai đoạn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đánh giá kết quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của các chương trình đã và đang đầu tư trên địa bàn miền núi. Phát triển sản xuất, tạo sinh kế vẫn là nhiệm vụ quan trọng ở khu vực miền núi.

   Ngoài ra, các giải pháp tiếp tục triển khai, nhân rộng một số mô hình có hiệu quả giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, khuyến khích tham gia cải thiện khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi là điều cần thiết. Chủ động nguồn cây, con giống và trang thiết bị hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp từ các nguồn, định hướng đầu ra của sản phẩm nông nghiệp về giá cả, thị trường, tiêu thụ sản phẩm tạo ra sự an tâm, ổn định cho hộ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, cải thiện bộ mặt khu vực nông thôn miền núi. Phát huy vai trò của hệ thống khuyến nông để tham mưu có hiệu quả trong quản lý, tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn, lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

   Cần thiết ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất như: Chính sách về đất đai: Khuyến khích các nông hộ chuyển một phầndiện tích vùng gò đồi,diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi; tạo điều kiện cho chủ trang trại được thuê đất lâu dài đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, đường điện đến khu vực chăn nuôi; đồng thời có chính sách tín dụng phù hợp về lãi suất và kỳ hạn để người dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; mở mang các trang trại và xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm...

   Một giải pháp quan trọng cần quan tâm thực hiện đó là, BCĐ xã cần có sự chủ động trong việc ưu tiên triển khai thực hiện các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí, không nên trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn phân bổ từ cấp trên. Tập trung xây dựng NTM từ thôn, bản để tiến tới xây dựng xã NTM, trong quá trình thực hiện cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng cán bộ, tổ chức trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM.

   Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện Chương trình xây dựng NTM vàcông tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóagiai đoạn 2011-2015 cho thấy, đây là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng phải thực hiện thắng lợi; vì vậy thời gian tới, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, rất cần sự quyết tâm hơn nữa củaĐảng bộ, chính quyền các cấp, của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh để sớm đưa các xã miền núi khó khăn tiến gần các xã miền xuôi trên lộ trình xây dựng NTM./.

 

Nguồn tin: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5127


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang