Số lượt truy cập
Hôm nay 198
Hôm qua 58866
Tuần này 163768
Tháng này 3201594
Tất cả 192997178
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/04/2015
Kết quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong xây dựng NTM

   Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên đứng thứ  5 (11.133 km2), dân số đứng thứ 3 (trên 3,47 triệu người) và số đơn vị hành chính cấp xã đứng đầu cả nướcvới 637 xã, phường, thị trấn (573 xã xây dựng NTM), trong đó có 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, 220 xã khó khăn.

   Đồng chí Lê Như Tuấn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

thăm mô hình cây Mắc ca tại huyện Thạch Thành.

   Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2020, Thanh Hóa xác định công tác tuyên truyền phải đi trước một bước để các cấp, các ngành, các địa phương, cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong tỉnh hiểu rõ, hiểu đúngvề mục đích, ý nghĩa và nội dung cũng như cách thức triển khai thực hiện chương trìnhxây dựng NTM.Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã bám sát các văn bản hướng dẫn, sự chỉ đạo của Trung ương. Một mặt, phân tích đánh giá đặc điểm tình hình để cụ thể hóa vào thực tế của địa phương, xây dựng lộ trình, phân chia đối tượng, khu vực tập huấn tuyên truyền cho phù hợp, hiệu quả, đồng thời in ấn phát hành tài liệu, lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên để đảm đương công tác tuyên truyền; mặt khác, tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ và rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, bằng nhiều hình thức, cụ thể:Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phát hành hơn 1.000 bộ tài liệu tổng hợp các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về xây dựng NTM của Trung ương và của tỉnh; hàng tháng đều dành một mục để cập nhật thông tin tình hình và công tác chỉ đạo về xây dựng NTM trên Bản Thông tin nội bộ của Tỉnh ủy; đón tiếp 2 lượt đoàn công tác của Hội Nhà văn Việt Nam đi thực tế và viết bài về xây dựng NTM ở Thanh Hóa.Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình đã dành nhiều thời lượng đưa tin, phát hình, tổ chức tọa đàm và có chuyên mục hằng tuần về chương trình xây dựng NTM; phối hợp với các Báo địa phương và Báo Trung ương thường trú tại Thanh Hóa thường xuyên nắm bắt thông tin để đăng tải các bài viết về những mô hình mới, những cách làm hay, những điển hình tiên tiến, cũng như phản ánh những bất cập trong triển khai thực hiện chương trình ở các địa phương; Báo Thanh Hóa phối hợp với Văn phòng Điều phối, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi viết “Chung sức xây dựng NTM” trên Báo Thanh Hóa. Câu lạc bộ Hàm Rồng tỉnh phát động trong hội viên sáng tác và đã phát hành tập thơ về đề tài NTM với hơn 100 bài. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch dàn dựng, sáng tác và tổ chức các đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên lưu diễn hàng chục vỡ kịch phục vụ tuyên truyền xây dựng NTM. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp thực hiệnphóng sự về các điểm sáng trong xây dựng NTM, phát hành“Bản tin xây dựng NTM”mỗi tháng hơn 1.000 bản gửi cho tất cả các thành viên BCĐ tỉnh,cáchuyện và xã trên toàn tỉnh, thông qua đó, giúp lãnh đạo BCĐ tỉnh, huyện và các xã có thêm những thông tin tổng hợp để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh, cũng như triển khai, tổ chức thực hiện tại các địa phương. Bên cạnh đó, hàng năm đều tổ chức hội nghị cộng tác viên viết bài cho Bản tin; các sở, ban ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, chương trình công tác của đơn vị để có cách tiếp cận, phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với đối tượng và địa phương thực hiện; cấp cơ sở huyện, xã cũng đã có những hình thức tổ chức tuyên truyền tốt, thông qua hệ thống pano, khẩu hiệu, trên đài truyền thanh và thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đảng, đoàn, hội,.. Đặc biệt, năm 2015 Văn phòng Điều phối đã chủ động làm đầu mối và ký hợp đồng mua Báo Nông nghiệp Việt Nam cấp cho 573 xã trong tỉnh.

   Đáng chú ý các địa phương, các đoàn thể đã có các hoạt động sân khấu hóa nội dung tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về NTM. Theo đó, trong 4 năm đã tổ chức khoảng gần 1000 cuộc thi ở cấp xã, hơn 50 cuộc thi ở cấp huyện và 2 cuộc thi chung kết ở cấp tỉnh.

    Thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức về xây dựng NTM của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã được chuyển biến tích cực, tư duy và nhận thức về xây dựng NTM đầy đủ hơn, vai trò của cấp ủy, chính quyền đã được nâng lên; từ chỗ còn hiểu “xây dựng nông thôn là một dự án của nhà nước” đến nhận thức “xây dựng nông thôn bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, từ đó tham gia tích cực vào chương trình bằng các hoạt động: phát triển kinh tế hộ, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hiến đất, góp kinh phí...

   Cùng với công tác tuyên truyền, việc tập huấn kiến thức về xây dựng NTM được Thanh Hóa quan tâm, tổ chức thực hiện. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã chủ động biên soạn, in ấn gần 10.000 bộ tài liệu bài giảng và chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, BCĐ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 70 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho gần 11.000 lượt đối tượng là cán bộ các ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, thành viên BCĐ cấp huyện, xã và cán bộ thôn, bản; phối hợp tổ chức 05 Hội thảo về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp xã trong xây dựng NTM” thu hút hơn 1.800 đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ làm công tác NTM các cấp đã nắm được các chủ trương, chính sách và các bước triển khai thực hiện chương trình theo quy định, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.

   Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện, được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực, cố gắng của các tầng lớp nhân dân, với cách làm chủ động, sáng tạo, Chương trình xây dựng NTM ở Thanh Hoá đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan toả và đã thu được những kết quả quan trọng. Đại đa số các xã đều được hưởng lợi từ Chương trình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện và nâng cao, năm 2014: tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 10,92%, GĐP bình quân đầu người tỉnh đạt 1.365 USD, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90,4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 49%; kết cấu hạ tầng nông thôn  được tăng cường với 100% đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông nông thôn khu vực đồng bằng cơ bản đã được nhựa hóa, bê tông hóa, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, 97,2% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên, an toàn; y tế, văn hóa, xã hội, môi trường khu vực nông thôn thường xuyên được chăm lo: với 75% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 67 % thôn bản đạt danh hiệu văn hóa,95% số thôn, bản có tủ thuốc và cán bộ y tế, 69,72% dân số toàn tỉnh được tham gia các hình thức bảo hiểm y tế;58,1% số xã có hợp tác xã hoặc tổ dịch vụ thu gom rác thải, 46,6% số hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh đạt chuẩn, 80,7% dân số toàn tỉnh được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.

   Đến nay, Thanh Hóa đã có 45 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 7,9 %; Bình quân toàn tỉnh đạt 11,8 tiêu chí/xã, tăng thêm 7,1 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai, Số xã đạt từ 16 - 19 tiêu chí từ khi chưa có xã nào tăng lên 115 xã; đạt từ 10 - 15 tiêu chí tăng từ 29 xã lên 280 xã; đạt từ 5 - 9 tiêu chí giảm từ 279 xã xuống 161 xã; dưới 5 tiêu chí giảm từ 265 xã xuống còn 16 xã và đã có 08 bản khu vực miền núi đạt chuẩn theo tiêu chí thôn, bản NTM của tỉnh.

   Theo đó, tyêu cầu của thực tiễn và kết quả tổ chức thực hiện chương trình trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác truyền thông như sau:

   Một là: Xác định rõ công tác tuyên truyền là giải pháp quan trọng, thường xuyên liên tục, mang tính quyết định để nâng cao nhận thức không chỉ đối với người dân mà còn đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Từ đó,lựa chọn báo cáo viên có năng lực, khả năng truyền đạt, cũng nhưxây dựng nội dung, chương trình và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyềnphù hợp, thiết thựcđể cán bộ và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng ý nghĩa, mục tiêu và các bước thực hiệnchương trình.

   Hai là: Trong tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông cầnphối hợp, đặt hàng với các Hội, đoàn thể, các đơn vị văn hóa nghệ thuật và cơ quan truyền thông cụ thể, và trên cơ sở được định hướngxuyên suốt, đó là: nhận thức đúng, đủ là tiền đề, cán bộ tâm huyết là yếu tố quyết định, 19 tiêu chí là định hướng, phát triển sản xuất là gốc, xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, nâng cao đời sống người dân là mục tiêu, lợi ích người dân là động lực, đồng thuận của người dân là bí quyết thành công, từ đó phát huy vai trò chủ thể của người dân, động viên, khích lệ những tập thể cá nhân điển hình tiên tiến; khắc phục cho được tư  tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước.

   Ba là: Công tác truyền thông phải bám sát sự chỉ đạo, các nội dung hướng dẫn của Trung ương, áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, thông qua báo viết, báo hình, bản tin NTM, các chuyên mục, chuyên đề, thông qua các cuộc thi, thông qua tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng trực quan Pano, áp phích… để làm chuyển biến căn bản nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM; và chuyển từ nhận thức sang hành động cụ thể, như: tự nguyện hiến đất, góp tiền, vật liệu, ngày công... chung sức xây dựng NTM. Xây dựng NTM theo phương châm: các ngành, đoàn thể cấp tỉnh chọn địa phương, chọn việc theo lĩnh vực chuyên môn của mình để chỉ đạo thực hiện; huyện chọn xã; xã chọn thôn bản; thôn bản chọn dòng họ; dòng họ chọn gia đình và gia đình chọn việc để thực hiện; thực hiện ngay từ thay đổi nếp sống, sinh hoạt của người dân, từ chỉnh trang nơi ở, sinh hoạt đến phát triển sản xuất, xây dựng thôn, làng xã khang trang, sạch đẹp.

Nguồn tin: văn phòng điều phối nông thôn mới,   Tác giả: Trần Đức Năng
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 4968


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang