Số lượt truy cập
Hôm nay 10331
Hôm qua 58866
Tuần này 173901
Tháng này 3211727
Tất cả 193007311
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 09/03/2015
Người bỏ phố về… vườn

   Từ bỏ cơ hội trở thành công chức nhà nước ở nơi đô thị, chàng trai 27 tuổi Trịnh Văn Dũng xách ba lô về... vườn, phát triển kinh tế trang trại. Tinh thần tiên phong của một đảng viên trẻ, lòng nhiệt huyết của một bí thư chi đoàn đã giúp anh trở thành tấm gương điển hình ở mảnh đất anh hùng huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).

   Năm 1988, Trịnh Văn Dũng cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của anh bộ đội cụ hồ Trịnh Đức Bảo (SN 1955) và cô thanh niên xung phong Ngô Thị Thư (SN 1957), ở thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc). Vốn được nuôi dưỡng trong vòng tay của những người từng hoạt động cách mạng nên ngay từ nhỏ Dũng đã sống tự lập, quyết đoán trong mọi việc và ấp ủ ước mơ trở thành công chức nhà nước, trung với Đảng, hiếu với dân.

   Sau khi tốt nghiệp THPT, anh bước vào giảng đường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, khoa kế toán. Suốt 4 năm ở thủ đô, ngoài giờ học Dũng “mọt sách” còn đi làm thêm lấy tiền trang trải cuộc sống, đỡ đần bố mẹ. Ra trường cũng như bao bạn bè cùng trang lứa anh theo đuổi ước mơ trở thành “công chức” của mình với cả tập hồ sơ xin việc, nhưng một rồi hai, ba…năm, cánh cửa “công chức” dành cho Dũng hẹp dần theo thời gian bởi “cơ chế” xin việc so với gia đình thuần nông như anh chẳng khác gì bắc thang lên trời. Trong lúc bế tắc, Dũng xin đi làm cho các doanh nghiệp tư nhân, nhưng với mức lương vài ba triệu đồng một tháng không thể đủ trang trải cuộc sống chứ chưa nói gì đến tích góp làm việc lớn.

   “Hầu hết thanh thiếu niên quê tôi học hành xong đều “ly nông” vào Nam, ra Bắc mưu sinh nhưng rốt cuộc cả đời “làm thuê” cũng không dựng nổi một căn nhà trú mưa che nắng nên tôi nghĩ phải làm “ông chủ” may ra thay đổi được vận mệnh. Và tôi chọn về quê làm nông nghiệp”, Dũng nhớ lại quãng thời gian 3 năm về trước.

   Thoạt đầu chính Dũng cũng thấy mơ hồ và tự vấn: “chắc mình “khùng”, bởi hai bàn tay trắng hai nắm tay không thì làm “ông chủ” kiểu gì?!”, nhưng tư duy của một người được ăn học bài bản cộng với cái vốn nhà nông “thâm căn cố đế” đã thôi thúc anh vay mượn ngân hàng, anh em, bạn bè đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn hướng nạc. Thấy con làm liều, nhiều lần bà Thư khuyên ngăn nhưng ông Bảo lại động viên: “Con cứ làm đi, thất bại là mẹ của thành công. Bố ủng hộ con”. Như được tiếp sức, sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng Dũng dành thời gian đi khắp các mô hình trong huyện, trong tỉnh để học tập kinh nghiệm, đồng thời, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, mua sách về nghiên cứu chuyên môn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh.

   Khi đã có vốn kiến thức, anh mua 25 con lợn nái về nuôi, sau một năm tổng đàn nâng lên 200 con, gồm lợn thịt, lợn nái và lợn con. Anh Dũng bảo: “Vì chăn nuôi theo quy mô khép kín từ A đến Z nên cứ 9 tháng tôi xuất chuồng một lứa. Doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí tôi còn lãi vài ba trăm triệu”. Ngoài chăn nuôi lợn, anh Dũng còn đào ao thả cá, nuôi thêm trâu, gà và SX 1 mẫu đất lúa, ngô theo mô hình cánh đồng mẫu năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm ổn định cho 4 lao động địa phương.

   Khi tôi tỏ vẻ băn khoăn về tính bền vững của mô hình, “ông chủ trẻ” nói: “Tôi không làm chụp giật, vốn ít nên tôi xây dựng mô hình theo hình thức lấy ngắn nuôi dài. Ba năm nay tôi chăn nuôi dịch bệnh an toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đặc biệt, hiệu quả kinh tế gấp hàng trăm lần so với  trước đây làm công nhân”. Đứng bên cạnh, anh Vũ Văn Bình, Bí thư đoàn xã Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc) tiếp lời: “Ở xã này, huyện này, Dũng được đánh giá là người con ưu tú của Đảng cộng sản Việt Nam, của đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Anh không chỉ làm ra nhiều tiền mà còn năng học học hỏi thế hệ đi trước để hoàn thiện bản thân; luôn quan tâm, chăm sóc thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng; giúp đỡ đoàn viên, thanh niên trong thôn, trong xã phát triển SX, chăn nuôi;... Chúng tôi rất nể phục sự táo bạo của anh Trịnh Văn Dũng”.

   Suốt một ngày tiếp xúc với Dũng, chúng tôi chỉ thấy anh ở…chuồng lợn. Từ  cho lợn ăn đến lau chùi chuồng trại, thậm chí công việc… đỡ đẻ cũng do một tay anh làm. Dũng bảo rằng, thời gian đầu anh thậm chí không biết cho lợn ăn như thế nào, phòng dịch bệnh ra sao, nhưng bây giờ như vòng quay của bánh xe, định kỳ hàng tuần, hàng tháng anh vệ sinh chuồng trại một lần; tiêm vắc xin đầy đủ; thậm chí thức đêm thức hôm theo dõi lợn… động dục để thụ tinh đúng thời kỳ.

   “Rất nhiều người bảo, dáng thư sinh như tôi làm sao mà chăn nuôi được, nhưng nghĩ đến lời nói của Bác Hồ: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”, tôi kiên trì mày mò, tích lũy kinh nghiệm rồi cũng đến ngày thành công như hôm nay”, Dũng phấn khởi chia sẻ. Từ thành công của mình anh cũng đã hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho hơn chục đoàn viên, thanh niên thôn Phù Lưu phát triển chăn nuôi. Một số đoàn viên nhìn vào tấm gương anh Dũng từng bước “chia tay” các khu công nghiệp về quê khai hoang bờ xôi ruộng mật, phát triển kinh tế.

   Hoài bão lớn nhất hiện nay của đảng viên Dũng là mở rộng quy mô đàn lợn và nuôi cua trên… rừng bằng hình thức nuôi trong ao đất lót bạt. Do đó cần sự hỗ trỡ quỹ đất của chính quyền địa phương và vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng, quỹ tín dụng. Anh Dũng khẳng định: “Tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định đầu tư vào nông nghiệp vì chỉ có làm nông nghiệp mới bền vững. Bao năm nay tôi cố gắng không chỉ vì bản thân mà còn muốn giúp đỡ các thanh niên khác làm giàu trên chính quê hương mình, chí ít cũng phải được như tôi”.

   Kết thúc bài viết này đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2014), tác giả xin trích lời bài hát “Khát vọng tuổi trẻ”, cũng là lời mà Trịnh Văn Dũng đã nói như một lời nhắn nhủ các đảng viên, đoàn viên, thanh niên trẻ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”./.


Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 6531


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang