Số lượt truy cập
Hôm nay 33883
Hôm qua 58866
Tuần này 197453
Tháng này 3235279
Tất cả 193030863
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 24/08/2015
Bài toán giữ vững an ninh rừng - Lời giải từ cơ sở

Trong phương án phải xác định rõ các vùng trọng điểm về khai thác, phá rừng, xâm lấn rừng, vùng trọng điểm về cháy rừng, các tụ điểm kinh doanh chế biến lâm sản; các tuyến vận chuyển trọng yếu của lâm tặc; từ đó xác định những giải pháp cơ bản nhất để tập trung lực lượng đấu tranh ngăn chặn. Về nguyên tắc phải xác định bảo vệ rừng (BVR) tại gốc là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó vai trò trách nhiệm chính là của chủ rừng, chính quyền cơ sở có sự tham mưu của Kiểm lâm địa bàn (KLĐB), sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, các ngành; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để BVR, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực; ANR trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục được giữ vững, không để xảy ra các tụ điểm, điểm nóng về khai thác, phá rừng, mua bán, kinh doanh, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật BV& PTR; công tác BVR tại gốc ngày càng được quan tâm. Vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, chủ rừng, được nâng lên rõ rệt; tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự phối hợp, hỗ trợ có hiệu quả của các cấp, các ngành,tổ chức đoàn thể, các lực lượng Công an, Quân sự, DQTV và các lực lượng chống buôn lậu khác, tạo dựng được lòng tin và sự ủng hộ, giúp đỡ, đồng thuận của nhân dân. Một số huyện trọng điểm về ANR những năm trước đây là điểm nóng về khai thác, mua bán, vận chuyển, KDLS trái phép như, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Như Xuân, đến nay ANR từng bức ổn định và phát triển bền vững.Trước thực trạng ở một số địa phương, tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, xâm canh xâm cư vào đất rừng tự nhiên diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây mất trật tự trị an nói chung, an ninh rừng (ANR) nói riêng. Để chủ động đối phó với những diễn biến mau lẹ của các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm cơ sở tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, xây dựng Phương án giữ vững ổn định an ninh rừng trên địa bàn, đặc biệt là những địa phương đang còn nhiều diện tích rừng tự nhiên.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ở một số đơn vị việc triển khai thực hiện phương án giữ vững ổ định ANR vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Phương án giữ vững ổn định ANR ở cấp huyện, cấp xã sau khi được phê duyệt nhưng chưa xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng, quý, năm chưa thường xuyên, có nơi ANR chưa thật sự ổn định; tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra nhưng chậm được phát hiện và xử lý; công tác phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, nội dung tuyên truyền còn sơ sài chưa sát với tình hình thực tiễn ở địa phương. Kiểm lâm địa bàn (KLĐB) chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiêp, hiệu quả trong BVR tại gốc còn hạn chế. Công tác phối hợp các lực lượng chống buôn lậu chưa thường xuyên thiếu đồng bộ, vẫn còn tình trạng thủng tuyến, bỏ lọt vi phạm; việc quản lý các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản chưa chặt chẽ; công tác theo dõi quản lý cưa xăng còn bộc lộ nhiều bất cập.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do lãnh đạo một số đơn vị chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức, LĐHĐ thực hiện nhiệm vụ được giao; công tác chỉ đạo điều hành chưa thật sự quyết liệt; cấp uỷ, chính quyền, chủ rừng một số xã chưa thật sự quan tâm thoả đáng đến công tác quản lý BVR, có biểu hiện phó mặc cho lực lượng Kiểm lâm; nhu cầu sử dụng lâm sản (gỗ rừng tự nhiên) ngày càng tăng, đời sống dân sinh kinh tế của nhân dân sống ven rừng còn nhiều khó khăn, đối tượng vi phạm ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi liều lĩnh, gây khó khăn cho công tác quản lý BVR.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quảPhương án giữ vững ổn định an ninh rừng (ANR) trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trọng tâm sau:

1. Quán triệt sâu sắc đến CC, VC, LĐHĐ trong đơn vị về nhiệm vụ BVR đấu tranh chống buôn lậu lâm sản, giữ vững ổn định an ninh rừng, quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản được khai thác, sử dụng, kinh doanh, chế biến và lưu thông trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn đơn vị; mọi CC,VC, LĐHĐ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật, có nhiều sáng kiến, phương pháp công tác tốt đem lại hiệu quả cao. Đề cao vai trò trách nhiệm của cá nhân thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị trong chỉ đạo điều hành.

2. Phối hợp chặt chẽ với các Ban của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, các ngành có liên quan tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về BVR, PTR, PCCCR nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong công tác BVR. Thực hiện nghiêm túc Đề án “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân về công tác kiểm lâm”; tăng cường tổ chức các cuộc đối thoại với dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị của nhân dân về công tác BVR; cài cắm, nắm bắt thông tin về các hành vi, đối tượng xâm hại tài nguyên rừng; phân loại, kiểm tra, xác minh, xử lý kịp thời các thông tin do nhân dân cung cấp.

3. Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; gắn trách nhiệm với công tác BVR tại gốc,nắm vững diễn biến tình hình ANR trên địa bàn; cài cắm thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo các lực lượng, Dân quân Tự vệ (DQTV), Công an, các tổ BVR tăng cường kiểm tra, tuần tra rừng, đặc biệt là các khu vực trọng điểm còn giàu tài nguyên, khu vực giáp ranh với các khu rừng đặc dụng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật BVR.

4. Tăng cường hoạt động của Tổ KLCĐ & PCCCR hạt; cài cắm thông tin, xây dựng cơ sở báo tin thực sự tin cậy, giữ gìn bí mật cho người báo tin, có chế độ nuôi dưỡng nguồn tin; thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên tuyến, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản có sử dụng gỗ rừng tự nhiên, đặc biệt là các cơ sở gần rừng để có giải pháp quản lý; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực của CC, VC, LĐHĐ khi thi hành công vụ.

5. Chỉ đạo KLĐB tham mưu cho UBND xã rà soát lại các hộ gia đình được Nhà nước giao đất, giao rừng; căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp, chỉ rõ ranh giới, diện tích, địa điểm bàn giao cụ thể đến từng hộ để quản lý, bảo vệ; tổ chức cho các hộ có rừng ký cam kết BVR với chính quyền; hướng dẫn những hộ có diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt làm thủ tục xin cải tạo trồng rừng sản xuất; giúp chủ rừng hưởng lợi từ việc khai thác các nguồn lâm sản phụ để nâng cao đời sống; vận động các hộ có rừng liền kề tự nguyên liên kết BVR; những hộ gia đình có rừng để rừng bị khai thác trái phép nhiều lần, không tổ chức kiểm tra, không báo cáo phải kiên quyết lập hồ sơ đề nghị thu hồi lại rừng giao cho người khác quản lý, bảo vệ.

6. Rà soát lại phương án quản lý cưa xăng, theo dõi chặt chẽ các đối tượng mang cưa xăng vào rừng trái phép để bắt giữ, xử lý theo quy định; tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo các thôn (bản) trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND huyện về quản lý cưa xăng, chấp hành nghiêm nội dung quản lý cưa xăng đã được quy định trong Quy ước BVR của thôn (bản).

7. Thực hiện có hiệu quả Phương án gỗ làm nhà đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, thường xuyên kiểm tra rà soát các hộ gia đình đã được thống kê quản lý; ký cam kết không lợi dụng khai thác mới gỗ rừng tự nhiên đưa vào cất giữ trái phép; trường hợp cố tình vi phạm phải được lập hồ sơ xử lý nghiêm minh theo pháp luật; không để xảy ra các tụ điểm, điểm nóng về mua bán, tàng trữ lâm sản trái pháp luật.

8. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đội KLCĐ&PCCCR số 2; thường xuyên trinh sát, nắm thông tin tình hình ANR trên địa bàn tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Chi cục có giải pháp chỉ đạo; hỗ trợ các đơn vị Kiểm lâm trong BVR tại gốc, kiểm tra kiểm soát chống buôn lậu lâm sản, giải quyết dứt điểm các tụ điểm nóng về khai thác, mua bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trên địa bàn, không để xảy ra các tình huống bất ngờ, mất ổn định ANR gây bức xúc trong dư luận./.

Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23122


Các tin khác:
 Nâng cao hiệu quả chất lượng trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực Thủy điện Bá Thước 2, Thủy điện sông Mực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (28/07/2015)
 Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị giao ban chuyên đề tham gia xây dựng nông thôn mới (30/06/2015)
 Giải pháp nào đưa công tác chống buôn lậu lâm sản đạt hiệu quả thiết thực (26/06/2015)
 Tàn phá rừng là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá mồi trường sinh thái (24/06/2015)
 Chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng (24/06/2015)
 Giao rừng cho cộng đồng cư dân: Một cách bảo tồn rừng (24/06/2015)
 Biện pháp nâng cao giá trị gia tăng của Rừng (24/06/2015)
 Phương án công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp  (24/06/2015)
 Kết quả phối hợp BVR, PCCCR giữa Lực lượng quân sự - Kiểm lâm Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2015 (22/06/2015)
 Chi hội Luật gia Kiểm lâm tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật (22/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang