Số lượt truy cập
Hôm nay 51325
Hôm qua 39190
Tuần này 156029
Tháng này 3193855
Tất cả 192989439
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 24/06/2015
Biện pháp nâng cao giá trị gia tăng của Rừng


  •  Để phát triển trồng cây bản địa, cây gỗ lớn trên diện tích rừng sản xuất rất cần Nhà nước có quyết sách phù hợp hơn đối với trồng cây lâm nghiệp lâu năm nhằm tạo nên tính bền vững trong ngành lâm nghiệp. Các ngành có liên quan cần quan tâm một số vấn đề tạo điều kiện phát triển diện tích trồng cây bản địa, cây gỗ lớn tại các địa phương như sau:


    1- Công tác qui hoạch, kế hoạch: Rà soát, bổ sung qui hoạch đối với rừng sản xuất một diện tích phù hợp để trồng cây bản địa, cây gỗ lớn; xây dựng nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch trồng cây bản địa, gỗ lớn hàng năm và nghiêm túc chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch. 


    2- Về giống cây bản địa: Thực hiện các chủ trương đã có của Chính phủ  và UBND tỉnh, sớm xây dựng rừng giống cây bản địa, trước mắt tiến hành tuyển chọn và chuyển hóa các rừng giống phù hợp tại địa phương và cấp chứng chỉ, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh giống và người trồng rừng có giống đảm bảo chất lượng và thực hiện đúng quy định quản lý của nhà nước.


    3- Về chính sách: Ngoài chính sách phát triển rừng sản xuất đã có, cần bổ sung chính sách hỗ trợ tăng thêm đối với tất cả các vùng trồng cây bản địa, cây gỗ lớn theo từng nhóm chu kỳ kinh doanh cây trồng để giảm bớt khó khăn và khuyến khích người sản xuất. 


    4- Về tuyên truyền: Tuyên truyền về lợi ích kép của cây bản địa, cây gỗ lớn, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ của các cấp, ngành và nhân dân đối với trồng và bảo vệ cây bản địa trên các kênh thông tin đại chúng.


    5- Về Khuyến nông khuyến lâm: Tăng cường tập huấn, đào tạo, hướng dẫn người sản xuất kiến thức tổng hợp để lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện hiện có nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, canh tác nông lâm kết hợp bằng trồng cây bản địa, cây gỗ lớn xen cây nguyên liệu giấy, cây hàng năm, chăn nuôi và dịch vụ để lấy ngắn nuôi dài đồng thời hướng dẫn nông dân lập kế hoạch sản xuất nông hộ và hạch toán với các dòng sản phẩm ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. 


    Sinh thời Bác Hồ của chúng ta luôn luôn quan tâm đến việc trồng cây, Người căn dặn : “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng cây lâm nghiệp không chỉ mất một vài năm mà rất nhiều năm, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải thật sáng suốt trước khi quyết định trồng cây gì để mang lại lợi ích nhiều nhất cho gia đình và xã hội ./. 

Nguồn tin: Quỹ BVPTR Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21053


Các tin khác:
 Phương án công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp  (24/06/2015)
 Kết quả phối hợp BVR, PCCCR giữa Lực lượng quân sự - Kiểm lâm Thanh Hóa 6 tháng đầu năm 2015 (22/06/2015)
 Chi hội Luật gia Kiểm lâm tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật (22/06/2015)
 Bước đầu nghiên cứu gieo ươm thử nghiệm thành công giống cây Giổi ăn hạt (Michelia mediocris Dandy) tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (22/05/2015)
 Vai trò của rừng hướng tới kinh tế xanh và phát triển rừng bền vững. (30/03/2015)
 Giải pháp nào bảo vệ “lá chắn xanh” rừng phòng hộ ven biển. (30/03/2015)
 Kiểm lâm Thanh Hóa chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. (30/03/2015)
 Lễ ra quân trồng rừng " Vì một Việt Nam xanh". (27/03/2015)
 Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng? (25/03/2015)
 Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp (25/03/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang