Số lượt truy cập
Hôm nay 115365
Hôm qua 58866
Tuần này 278935
Tháng này 3316761
Tất cả 193112345
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 18/05/2015
Tính đa dạng thực vật bậc cao ở vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Nằm cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Bến En thuộc khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây Bắc vào Bắc Trường Sơn, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp của đồng bằng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Với sự đan xen của nhiều kiểu địa hình: núi đất đai thấp xen lẫn núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đã hình thành nên khu hệ động - thực vật đa dạng và phong phú. Theo kết quả điều tra cơ bản (1999 – 2000) Vườn quốc gia Bến En có 1.389 loài thực vật và 1.004 loài động vật. Do yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trong tình hình mới và hiện trạng nguồn tài nguyên động, thực vật trong khu vực có nhiều biến động theo thời gian. Vì vậy, việc điều tra, bổ sung và cập nhật thông tin về hiện trạng đa dạng sinh học của Vườn là nhiệm vụ rất cần thiết hiện nay. Thực hiện Quyết định  số 966/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh thanh Hóa về việc phê duyệt dự án “Điều tra bổ sung, lập danh lục động, thực vật rừng VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa”.  Vườn quốc gia Bến En cùng đơn vị tư vấn đã tiến hành thực hiện dự án trong 2 năm 2012 và 2013, nhằm cập nhật, bổ sung hiện trạng các loài động, thực vật trong Vườn quốc gia Bến En làm cơ sở cho công tác quản lý, theo dõi, giám sát ĐDSHvà đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả các loài động, thực vật quý, hiếm trong khu vực.

          I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

          1.1. Vật liệu nghiên cứu:

          Là các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố trong Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá.

1.2. Phương pháp nghiên cứu:       

                - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan trước đây tại Vườn quốc gia Bến En.

- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn  lãnh đạo địa phương, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thực địa:Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu theo tuyến và ô tiêu chuẩn điển hình trong điều tra lâm học.

- Phương pháp điều tra nghiên cứu sinh học và trong phòng thí nghiệm:Toàn bộ mẫu sinh vật đã được bảo quản, xử lý, phân tích và định loại ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm dựa trên các quy trình và tài liệu hướng dẫn đang được áp dụng hiện hành trong lâm nghiệp.

- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê sinh học để đánh giá độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.

          II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

          2.1. Đa dạng thành phần loài thực vật.

Theo kết quả điều tra, Vườn quốc gia Bến En có 1.417 loài thực vật, thuộc 712 chi, 191 họ, 76 bộ, 9 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (tăng 90 loài, 23 chi và 1 họ so với trước đây). Trong đó có 58 loài có tên trong IUCN 2013; 46 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007; 10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP như: Sao hải nam (Hopea hainanensis Merr. et Chun), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), Táu nước (Vatica cinerea King), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv), Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam) ....

          2.1.1. Đa dạng các Taxon thực vật.

Bảng 01. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật – VQG Bến En

Ngành

Bộ

Họ

Chi

Loài

Số bộ

Tỷ lệ (%)

Số họ

Tỷ lệ (%)

Số chi

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

1. Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

1,3

1

0,5

1

0,1

1

0,1

2. Thông đất (Lycopodiophyta)

2

2,6

2

1,0

3

0,4

8

0,6

3. Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

1,3

1

0,5

1

0,1

1

0,1

4. Dương xỉ (Polypodiophyta)

7

9,2

22

11,5

47

6,6

99

7,0

5. Hạt trần (Gymnospermae)

3

3,9

4

2,1

4

0,6

8

0,6

6. Hạt kín (Angiospermae)

62

81,6

161

84,3

657

92,1

1.300

91,7

Tổng

76

100

191

100

713

100

1.417

100

 

Phần lớn các taxon tập trung trong ngành Hạt kín (Angiospermae) với 62 bộ  (81,6%), 161 họ (84,3%), 657 chi (92,1%), 1.300 loài (91,7%) so với tổng số họ, chi, loài của hệ thực vật, tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 7 bộ (9,2 %), 22 họ (11,5%), 47 chi (6,6%) và 99 loài (7,0%). Các ngành còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể.

 

 

Bảng 02: Thành phần các taxon thực vật VQG Bến En so với

khu hệ thực vật Việt Nam

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

Tỷ lệ (%)

Số chi

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

VQG Bến En

Việt Nam

VQG Bến En

Việt Nam

VQG Bến En

Việt Nam

Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

1

100

1

1

100

1

2

50,0

Thông đất (Lycopodiophyta)

2

3

66,7

3

5

60,0

8

57

14,0

Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

1

100

1

1

100

1

2

50,0

Dương xỉ (Polypodiophyta)

22

25

88,0

47

137

34,3

99

669

14,8

Hạt trần (Gymnospermae)

4

8

50,0

4

23

17,4

8

63

12,7

Hạt kín (Angiospermae)

161

299

53,8

657

2175

30,2

1300

9789

13,3

Tổng

191

337

56,7

713

2342

30,4

1.417

10.582

13,4

Qua kết quả bảng 2 cho thấy: VQG Bến En có 191 họ chiếm 56,7%; 713 chi chiếm 30,4%;  1.417 loài chiếm 13,4% tổng số theo họ, chi và loài thực vật ở Việt Nam.

          2.1.2. Đa dạng thực vật bậc họ và bậc chi.

          Theo kết quả thống kê danh lục thực vật VQG Bến En có 10 họ thực vật có số lượng loài lớn nhất, đó là:

Bảng 03: Mười họ có số chi lớn nhất

TT

Họ

Chi

Tên Việt Nam

Tên latinh

1

Họ Thầu dầu

Euphorbiaceae

37

2

Họ Cỏ

Poaceae

36

3

Họ Cúc

Asteraceae

27

4

Họ Đậu

Fabaceae

25

5

Họ Cà Phê

Rubiaceae

21

6

Họ Lan

Orchidaceae

17

7

Họ Trúc đào

Apocynaceae

13

8

Họ Bầu bí

Cucurbitaceae

12

9

Họ Hoa môi

Lamiceae

12

10

Họ Long não

Lauraceae

12

 

          2.1.3. Đa dạng nguồn gen quý hiếm.

Theo Danh lục đỏ IUCN 2013, danh lục thực vật bậc cao ở VQG Bến En có 58 loài. Trong đó: Cấp độ Rất nguy cấp (CR) có 4 loài gồm Sao hòn gai (Hopea chinensis (Merr.) Hand.-Mazz); Sao hải nam (Hopea hainanensis Merr. et Chun); Táu mặt quỷ (Hopea mollissima C.Y. Wu) và Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte). Nguy cấp (EN) có 3 loài là Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte); Táu nước (Vatica cinerea King) và Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv). Cấp độ sẽ nguy cấp (VU) có 3 loài là Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume); Sến mật (Madhuca pasquieri H.J. Lam) và Xoài rừng (Mangifera minutifolia Evrard). Cấp độ ít nguy cấp (LR) có 10 loài; cấp độ ít lo ngại (LC) có 36 loài và thiếu dẫn liệu có 2 loài.

Theo Sách đỏ Việt nam năm 2007 (phần thực vật), khu hệ thực vật bậc cao có mạch ở VQG có 46 loài quý hiếm. Trong đó: cấp độ rất nguy cấp (CR) có 3 loài; nguy cấp (EN) có 13 loài; sẽ nguy cấp (VU) có 29 loài; ít nguy cấp (LR) có 1 loài là Nghèn (Cycas chevalieri Leandri).

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm  thì hệ thực vật VQG có 10 loài có tên trong Nghị định này và  đều thuộc nhóm IIA.

          2.2. Đa dạng về dạng sống.

Áp dụng phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934), ghi theo Thái Văn Trừng  (1978) được áp dụng cho các loài thực vật thuộc hệ thực vật VQG.

Bảng 4. Thang phân chia dạng sống áp dụng trong phân tích phổ dạng sống 

của hệ thực vật bậc cao VQG Bến En

TT

Nội dung

Ký hiệu

Số loài

Tỉ lệ %

A. Cây chồi trên Phanerophytes: Là cây có chồi tái sinh nằm trên mặt đất từ 25 cm trở lên

1000

70,06

1

Cây chồi trên lớn (Megaphanerophytes): Là cây gỗ cao từ 25m trở lên

Mg

84

5,93

2

Cây chồi trên trung bình (Mesophanerophytes): Là cây gỗ cao từ 8m – 25m

Me

285

20,11

3

Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes): Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m

Mi

191

13,48

4

Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes): Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m

Na

105

7,41

5

Cây bì sinh (Epiphytes): Gồm các loài bì sinh sống lâu năm trên thân , cành cây và bám trên đá...

Ep

31

2,19

6

Dây leo (Liannes): Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo.

Li

279

19,69

7

Cây chồi trên thân thảo hoá gỗ (Herbaceous)

He

25

1,76

B. Cây chồi sát đất:

11

0,78

8

Cây chồi sát đất (Chamaephytes): Cây có chồi cách mặt đất dưới 25 cm

Ch

11

0,78

C. Cây chồi nửa ẩn:

170

12

9

Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes): Cây có chồi nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ

Hm

170

12

D. Cây chồi ẩn:

133

9,39

10

Cây chồi ẩn (Cryptophytes): Chồi nằm dưới đất hay đất dưới nước

Cr

133

9,39

E.Cây một năm:

103

7,27

11

Cây một năm (Therophytes): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt

Th

103

7,27

Tổng số

1.417

100

          Ưu thế về dạng sống thuộc vệ nhóm cây chồi trên với 1000 loài chiếm 70,06% tổng số loài toàn khu hệ, tiếp đến là nhóm chồi nửa ẩn có 170 loài (12%), cây chồi ẩn có 133 loài (9,39%), nhóm cây hàng năm (một năm) có 103 loài (7,27) và cuối cùng là nhóm cây chồi sát đất có 11 loài (0,78%).

Công thức phổ dạng sống của hệ thực vật:

          SB = 70,06 Ph + 0,78 Ch + 12,0 Hm + 9,39 Cr + 7,27Th

          2.3. Đa dạng các yếu tố địa lý.

          Các taxon cấu trúc nên hệ thực vật có các yếu tố địa lý khác nhau, đó chính là sự phân bố địa lý. Các đơn vị taxon này có thể giống hoặc khác nhau về mặt yếu tố địa lý thực vật ở các mức độ khác nhau.

2.3.1. Yếu tố địa lý bậc họ

Căn cứ vào danh lục chúng tôi tiến hành phân tích yếu tố địa lý ở taxon họ trong hệ thực vật Bến En. Trong quá trình phân tích chúng tôi chia hệ thống họ theo Brummitt (1992) từ đó chúng tôi đã sắp xếp các họ theo các nhóm yếu tố được chỉ ra dưới đây:

Tập trung chủ yếu trong hệ thực vật Bến En là các họ có khu phân bố thuộc về các yếu tố nhiệt đới như: nhiệt đới, cận nhiệt đới, liên nhiệt đới,... chiếm một tỉ lệ khá cao: 61,6%. Trong khi đó yếu tố ôn đới chỉ chiếm 10,14% cùng với yếu tố toàn thế giới 13,77% lập thành hệ thực vật mang đậm tính chất  nhiệt đới Bến En. Cũng phải thấy rằng trong số các yếu tố thuộc về nhiệt đới thì các yếu tố thuộc về nhiệt đới  Á - Mỹ hay nhiệt đới Á - Phi chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (3,62%  và 0,73%), đặc biệt hệ thực vật ở đây có tỉ lệ rất thấp về yếu tố nhiệt đới châu Á (0,73%) điều đó chứng tỏ rằng hệ thực vật ở đây mang tính chất nhiệt đới điển  hình hơn là đặc trưng cho nhiệt  đới châu Á.

2.3.2. Yếu tố địa lý bậc chi

Trong phân tích yếu tố địa lý của các chi trong hệ thực vật Bến En, chúng tôi dựa theo cách phân chia của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999 về “Các kiểu khu phân bố địa lý thực vật của các chi thực vật có hoa ở Việt Nam”. Theo cách phân chia này, chúng tôi chia thống kê số lượng các chi và sắp xếp vào đúng yếu tố địa lý của chi.

Qua phân tích chúng tôi thấy trong hệ thực vật Bến En không có chi đặc hữu và cận đặc hữu của Việt Nam, không có chi nào thuộc yếu tố Địa Trung Hải - Âu - Á, đặc biệt  yếu tố lục địa Đông Nam Á chỉ có một chi Antheroporum thuộc họ Fabaceae.

Kết quả phân tích yếu tố địa lý các chi của hệ thực vật Bến En: 

+ Yếu tố toàn cầu (1) có 34 chi chiếm tỷ lệ 7,41%

+ Yếu tố liên nhiệt đới (2) có 105 chi chiếm tỷ lệ 22,86%

+ Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ (2 - 1) có 5 chi chiếm 1,09%.

+ Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ (2 - 2) có 2 chi chiếm 0,44%.

+ Yếu tố Á - Mỹ (3) có 34 chi chiếm tỷ lệ 34%.

+ Yếu tố cổ nhiệt đới (4) có 47 chi chiếm tỷ lệ 10,2%.

+ Yếu tố Á - Úc nhiệt đới (5) có 40 chi chiếm tỷ lệ 8,71%.

+ Yếu tố Á - Phi nhiệt đới (6) có 23 chi chiếm tỷ lệ 5,01%.

+ Yếu tố Nhiệt đới châu Á (7) có 53 chi chiếm tỷ lệ 11,55%.

+ Yếu tố Đông Nam Á [Đông Dương - Malêzi] (7 - 1) có 2 chi chiếm tỷ lệ 3,27%.

+ Yếu tố Nhiệt đới lục địa châu Á [Đông Dương - Ấn  Độ] (7 - 2) có 2 chi chiếm tỷ lệ 0,44%.

+ Yếu tố Lục địa Đông Nam Á [Đông Dương Himalaya] (7 - 3) có 1 chi chiếm tỷ lệ 0,21%

+ Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc (7 - 4) có 2 chi chiếm tỷ lệ 0,44%.

+ Yếu tố ôn đới (8) có 14 chi chiếm tỷ lệ 3,05%.

+ Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ (9) có 8 chi chiếm tỷ lệ 1,74%

+ Yếu tố ôn đới cổ thế giới (10) có 3 chiếm tỷ lệ 0.65%.

+ Yếu tố ôn đới địa Trung Hải (11) không có chi nào.

+ Yếu tố Đông Á (12) có 4 chi chiếm tỷ lệ 0,87%.

Yếu tố đặc hữu, gần đặc hữu Việt Nam không có chi nào và 66 chi chưa xác định được yếu tố địa lý.

So sánh sự phân bố địa lý của các chi trong hệ thực vật Bến En với hệ thực vật Việt Nam (theo kết quả thống kê của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999), chúng tôi thấy hệ thực vật Bến En tuy có khác về tỉ lệ phần trăm của các yếu tố nhưng tổng quan toàn hệ tỉ lệ phần trăm giữa các yếu tố vẫn là đặc trưng của hệ thực vật Việt Nam (Các yếu tố nhiệt đới vẫn chiếm ưu thế với tỉ lệ cao). Tuy nhiên, trong hệ thực vật Bến En các yếu tố liên nhiệt đới, nhiệt đới châu Á - châu Mỹ, cổ nhiệt đới và nhiệt đới châu Á - châu Úc lại có tỉ lệ % số chi cao hơn so với hệ thực vật Việt Nam. Sự khác nhau này có thể do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Bến En mang đến.

2.3.3. Yếu tố địa lý bậc loài

Từ những thông tin thu thập và phân tích về sự phân bố của các loài trong hệ thực vật Bến En. Chúng tôi thu được kết quả: Trong hệ thực vật Bến En được cấu thành gồm 1.417 loài thực vật bậc cao có mạch thì ưu thế là các loài thuộc yếu tố nhiệt đới với 513 loài chiếm 36,2% tổng số loài của cả khu hệ. Trong đó yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 194 loài (20,75%), yếu tố lục địa Đông Nam Á 53 loài (3,74% ), yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc có 53 loài (3,74%), yếu tố lục địa châu Á có 53 loài (3,74%) và yếu tố Đông Nam Á có 33 loài (2,33%). Các yếu tố còn lại chiếm tỉ lệ thấp như  Ôn đới Bắc có 3 loài (0,2%), yếu tố Đông Á có 38 loài (2,68%), yếu tố toàn cầu có 11 loài (0,78%). Các yếu tố như Đông Nam Á, Ôn đới cổ thế giới, Ôn đới Địa Trung Hải - Âu Á không có loài nào. Đặc hữu Đông Dương có 45 loài (3,18%); Đặc hữu Việt Nam có 65 loài (4,59%), gồm cả các loài gần đặc hữu Việt Nam có 17 loài chiếm 1,20%.

Từ những thông tin thu được qua phân tích yếu tố địa lý của loài, chúng tôi đánh giá mối quan hệ giữa hệ thực vật Bến En với một số yếu tố Himalaya, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Malaysia. Chúng tôi thấy rằng, các loài trong hệ thực vật Bến En có mối quan hệ với Ấn Độ, Himalaya, và Nam Trung Quốc là chặt nhất với 7,08%, ít quan hệ với là malêzi (4,41%).

          2.4. Đa dạng về giá trị sử dụng:

          Khu hệ thực vật bậc cao VQG Bến En khá đa dạng và phong phú về giá trị sử dụng.

          + Nhóm cây lấy gỗ: VQG Bến En có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê có 314 loài cây cho gỗ, chiếm 23,5% trong tổng số loài, thuộc 169 chi, 59 họ như Lim xanh, Gụ lau, Trai lý, Đinh hương, Chò chỉ, Sao hải nam, Sến mật, các loài Re, Vù hương …

          + Nhóm cây thuốc: Theo thống kê, vùng Bến En đã phát hiện được 248 loài, 200 chi thuộc 94 họ có thể làm thuốc ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 18,5% tổng số các loài thực vật trong vùng. Có thể thấy mức độ đa dạng cây thuốc trong các họ thực vật cũng khác nhau. Các họ có nhiều loài cây làm thuốc là: họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphobiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),…

          +  Nhóm cây ăn quả: Hệ thực vật Bến En có 85 loài cây cho quả ăn được, chiếm 6,4% tổng số loài đã được ghi nhân, trong 55 chi, 27 họ thực vật. Các họ có nhiều cây cho quả ăn được là họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Đào lộn hột (Annacardiaceae), họ Thầu dầu (Eurphobiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Sến (Sapotaceae).

          + Nhóm cây làm thực phẩm cho người và gia súc

          Trong vùng có 52 loài cây làm rau, thuộc 39 chi, 31 họ thực vật, chiếm 3,9% số loài đã ghi nhận. Các loài cây ở nhóm này có thể sử dụng để chế biến làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Có thể kể đến các loài như Dền cơm, Dền xanh, rau Má, rau Tàu bay, Vông nem, rau Sắng, rau Rớn… là những loài có thể làm rau ăn rất tốt. Ngoài ra còn có măng tre, nứa các loại…

Ngoài tập đoàn cây trồng, nhóm cây hoang dại ở Bến En có 16 loài, chiếm 1,2% tổng số loài đã ghi nhận. Quan trọng nhất là các loài trong họ Củ mài (Dioscoreaceae), có cây Củ mài (Dioscorea persimilis) mọc rải rác trong rừng, cung cấp tinh bột có thể làm thức ăn cho người và gia súc.

Ngoài những loài thực vật sử dụng làm rau ăn được ở trên, theo thống kê hệ thực vật Bến En còn có thêm 26 loài có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, chiếm 1,9%. Các loài làm thức ăn cho vật nuôi chủ yếu thuộc các họ như họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Chuối (Musaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Thập tự (Brassicaceae),… Các loài này dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm như Lợn, Gà, Trâu, Bò, Dê, Hươu,…

          +  Nhóm cây dùng để uống: Đó là các loài thực vật có thể nấu nước uống như Cam thảo đất, Ngấy hương, Chè vối, Chặc chìu, Rau má ngọ… Tổng số có 13 loài, chiếm 1,0%, thuốc 12 chi, 11 họ thực vật.

          +  Nhóm cây làm phân xanh: Những loài cây làm phân xanh thường là những cây thân thảo, thân cỏ gồm lá và thân dễ phân huỷ tạo ra chất mùn có tác dụng cải tạo đất. Trong hệ thực vật Bến En đã thống kê được 11 loài, chiếm 0,8%, thuộc 9 chi, 4 họ. Đa số các loài cây dùng làm phân xanh, thuốc như họ Đậu, họ Trinh nữ.

          +  Nhóm cây cung cấp tinh bột: Ngoài tập đoàn cây trồng, nhóm cây hoang dại ở Bến En có 16 loài, chiếm 1,2% tổng số loài đã ghi nhận. Quan trọng nhất là các loài trong họ Củ mài (Dioscoreaceae), có cây Củ mài (Dioscorea persimilis) mọc rải rác trong rừng.

          + Nhóm cây cho dầu béo: Là những loài cây cung cấp chất dầu thực vật, số lượng cây cho dầu béo ở Bến En là 5 loài, chiếm 0,4% tổng số loài thực vật đã được phát hiện. Tuy nhiên hàm lượng dầu các loài nói chung thấp.

          + Nhóm cây cảnh: Khu vực Bến En có 75 loài cây có thể dùng làm cảnh, chiếm 5,6% tổng số loài, thuộc 62 chi, 40 họ. Các loài phân bố nhiều ở các họ: Dâu tằm (Mosaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thiên tuế (Cycadaceae), họ Đào lộn hột (Anacadiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae),…

          +  Nhóm cây làm gia vị: Có 29 loài, chiếm 2,2% tổng số loài thuộc 22 chi, 12 họ. Các loài có thể dùng làm gia vị như: Thì là, rau Mùi, Đơn nem, Nghệ, Gừng… Ở Bến En có hạt Giổi xanh (Michelia rufibarbata Dandy), hạt cây Truống lá to (Zanthoxylum sp.), là 2 loại gia vị được rất nhiều người ưa thích.

          + Nhóm cây cung cấp chất nhuộm: Đã thống kê được 6 loài, thuộc 6 chi, 6 họ, chiếm 0,5% tổng số loài. Đó là các cây có thể cung cấp chất nhuộm màu dùng trong công nghiệp thuộc da, vải sợi hay nhuộm màu thực phẩm.

          + Nhóm cây cho lá lợp nhà: Rừng tự nhiên Bến En đã thống kê được 3 loài cho lá lợp nhà, chiếm 0,2% thuộc 2 chi, 2 họ. Các loài cây này nằm trong họ Trung quân (Ansistrocladaceae) và họ Cau dừa (Palmaceae).

          +  Nhóm cây cho sợi: Gồm 6 loài chiếm 0,5%, thuốc 5 chi, 5 họ. Các loài này thường gặp ở họ Bông (Malvaceae), họ Gai (Tiliaceae), họ Đay (Urticaceae).

          +  Nhóm cây cung cấp tinh dầu: Gồm 5 loài chiếm 0,4% tổng số loài trong vùng. Các loài cây này như Cọ (Livistona saribus), Dừa (Cocos nucifera), Trẩu (Vernicia montana), Sở (Thea sasanqua),…

          III. KẾT LUẬN

- Đã  xác định được 1.417 loài thực vật, thuộc 712 chi, 191 họ, 76 bộ, 9 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch ở Vườn quốc gia Bến En. Trong đó ngành Hạt kín là đa dạng nhất chiếm 91,7% tổng số loài.

- Các họ đa dạng nhất là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cỏ (Poaceae), Cúc (Asteraceae), Đậu (Fabaceae), Cà phê (Rubiaceae),…

- Hệ thực vật Bến En có nhiều loài bị đe doạ ở các mức độ khác nhau. Trong đó 58 loài có tên trong IUCN 2013;  46 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và  10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

- Hệ thực vật Bến En có nhiều loài cây có giá trị và cho nhiều công dụng, cây cho gỗ có số loài cao nhất với 314 loài chiếm 23,5%, cây làm thuốc có 248 loài, cây ăn được với 85 loài, thấp nhất là cây cho dầu béo với 5 loài.

- Các yếu tố địa lý bậc họ của thực vật Bến En chủ yếu tập trung vào các yếu tố thuộc nhiệt đới như liên nhiệt đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới,...chiếm tỉ lệ 61.6% trong khi đó các yếu tố ôn đới chỉ chiếm 10.14% tổng số họ.

- Về các yếu tố địa lí của chi, thực vật Bến En thuộc vào các yếu tố nhiệt đới với một tỉ lệ áp đảo (71.67%) so với ôn đới (5.44%), còn lại là các yếu tố toàn cầu và chưa xác định.

- Phổ các yếu tố địa lí của loài: thuộc về nhiệt đới là 70.48% (528), ôn đới chiếm tỉ lệ 5.74% (43). Đặc hữu Đông Dương có 45 loài (Chiếm 6,01%); Đặc hữu Việt Nam có 65 loài (Chiếm 9,35%), gồm cả các loài gần đặc hữu Việt Nam có 17 loài chiếm 2,27%.

Về mối quan hệ giữa hệ thực vật Bến En với hệ thực vật Himalaya, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Malaysia, chúng tôi thấy rằng, các loài trong hệ thực vật Bến En có mối quan hệ với Ấn Độ, Himalaya và Trung Quốc là chặt nhất với 7,08% ít quan hệ với Himalaya với 4,41%.

Với 46 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, và khả năng tìm thấy loài mới cao, VQG Bến En thực sự có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học, rừng ở đây là một kiểu rừng đặc trưng sinh cảnh. Những hệ sinh thái rừng ở VQG Bến En là hệ sinh thái  rừng tối ưu của rừng nhiệt đới ưu thế cây lá rộng thường xanh, hệ sinh thái vùng đất ngập nước, vùng sinh thái KARST.  Vườn quốc gia Bến En trở thành một tổ hợp sinh quyển, cảnh quan thiên nhiên hiếm có vùng bán sơn địa ven biển Bắc Trường Sơn. Đây là một lợi thế để có thể phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học kết hợp với lưu giữ, bảo tồn nguồn gen, phòng hộ đầu nguồn, cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ đời sống cho nhân dân các huyện phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa và khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn./.

Nguồn tin: Vườn Quốc Gia Bến En
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15460


Theo dòng sự kiện:
 Thông báo sản xuất cây giống lâm nghiệp (05/01/24)
 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (19/12/23)
 Thông báo sản xuất cây giống (17/10/23)
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với phẩm chất “6 dám” ngang tầm nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên (11/07/23)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thông báo tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (30/01/23)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/23)
 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mường Lát thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2030 (29/11/22)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/22)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/22)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/22)


Các tin khác:
 Vườn Quốc gia Bến En tổ chức kiểm tra sát hạch nghiệp vụ đối với lực lượng Kiểm lâm (19/09/2022)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 2 kiểm tra an ninh rừng khu vực xã Yên Khương, huyện Lang Chánh (12/09/2022)
 Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn làm tốt công tác BVR và PCCCR (07/09/2022)
 Phát hiện loài rắn Hổ Mây mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (19/08/2022)
 Mô hình: “Chuyển đổi cơ cấu rừng trồng gỗ lớn” – Gáo vàng (Thiên Ngân – Neolamar cadamba) tại thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (01/08/2022)
 Hội nghị làm việc về công tác QLBV&PTR, PCCCR trên địa bàn huyện Hoằng Hóa (01/08/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En thăm và tặng quà nhân kỷ kiệm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022) (27/07/2022)
 Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Kiểm lâm 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 (06/07/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En ra quân “Phát động đợt cao điểm tuyên truyền toàn dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng” tại xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (28/06/2022)
 Bảo tồn thành công 3 loài lan quý hiếm (19/06/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang