Số lượt truy cập
Hôm nay 45481
Hôm qua 39190
Tuần này 150185
Tháng này 3188012
Tất cả 192983596
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 30/03/2015
Kiểm lâm Thanh Hóa chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Ngày 15/10/2013, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên ký kết Kế hoạch liên tịch số 01/KHLT/BDV-BTG-VPTU-MTTQ-ĐTN-CCKL về phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR, PCCCR.

Tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 1.112.948ha. Trong đó có trên 626.500 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 56,29% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, diện tích có rừng 572.823,9 ha trải rộng trên địa bàn 27 huyện, thị, thành phố, đặc biệt diện tích rừng tự nhiên trên 392.500 ha chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi; độ che phủ rừng năm 2014 đạt 51,5%.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; sự phấn đấu nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của công chức (CC), viên chức (VC), lao động hợp đồng (LĐHĐ) lực lượng Kiểm lâm Thanh Hoá, nên công tác quản lý rừng (QLR), bảo vệ rừng (BVR), quản lý lâm sản (QLLS), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đã đạt được kết quả ngày càng cao; an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững, không có “tụ điểm”, “điểm nóng”  về phá rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép; cháy rừng cơ bản được kiểm soát…

Để đạt được kết quả nêu trên, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm luôn xác định: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) phải đi trước một bước, để làm thay đổi nhận thức của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, chủ rừng, người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BV&PTR; từ  đó mới làm thay đổi được hành vi của toàn xã hội tích cực tham gia BV&PTR; việc tuyên truyền phải kiên trì, thực hiện thường xuyên, đồng bộ, với nhiều hình thức, theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu”, nội dung tuyên truyền vừa bám vào những quy định của Luật BV&PTR vừa phải vận dụng phù hợp với phong tục tập quán, nhận thức của người dân và phải huy động được mọi ngành, mọi cấp vào cuộc làm công tác tuyên truyền, giáo dục, pháp luật BV&PTR mới có hiệu quả…

Từ nhận thức đó, ngày 15/10/2013, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên ký kết Kế hoạch liên tịch số 01/KHLT/BDV-BTG-VPTU-MTTQ-ĐTN-CCKL về phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR, PCCCR. Trong đó, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ thực hiện định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền về BV&PTR, PCCCR, đăng tải các tin, bài phản ánh các kết quả hoạt động chủ yếu về công tác BV&PTR trên bản “Thông báo nội bộ” ra hàng tháng của tỉnh uỷ. Ban Dân vận là đầu mối cùng các ngành vận động nhân dân xây dựng mô hình kinh tế lâm nghiệp; thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của các Tổ tuyên truyền BVR ở thôn (bản). Văn phòng tỉnh uỷ tổng hợp tin, bài phản ánh về công tác BV&PTR, PCCCR đăng trên Bản tin “Văn phòng cấp uỷ” của tỉnh uỷ; cập nhật, tin bài về hoạt động BV&PTR đăng trên Website của tỉnh uỷ, trên bản tin ngày; thông tin tuần, báo cáo chuyên đề, báo cáo tháng của tỉnh uỷ. MTTQ tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BV&PTR, nhân rộng mô hình tuyên truyền tại các thôn (bản), xã điểm; xây dựng khu dân cư “3 không” trong BVR; phát huy vai trò của các tổ chức thành viên như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên…, những người tiêu biểu, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, thầy mo, thầy cúng, chức sắc tôn giáo, đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư cùng tham gia BV&PTR. Đoàn Thanh niên phát huy vai trò xung kích, nòng cốt trên mặt trận BV&PTR, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên chấp hành các quy định của pháp luật về BV&PTR; xung kích trong việc tuần tra BVR, PCCCR. Chi cục Kiểm lâm với vai trò tham mưu nòng cốt, chủ trì biên soạn các tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng miền, khu vực, nhận thức của cộng đồng; phối hợp với các ban, ngành tổ chức tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư; phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện ở cơ sở.

Ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng với các ngành

Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, ở huyện; Ban Dân vận chủ trì tham mưu cho  Huyện uỷ có văn bản chỉ đạo đến từng đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên; Kiểm lâm huyện chủ trì tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; ở cấp xã Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Đảng uỷ xã chỉ đạo UBND xã phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện đến từng thôn (bản)…

Kết quả, năm 2014, đã thành lập 1.797 Tổ tuyên truyền BV&PTR ở thôn (bản); xây dựng 1.447 bản quy chế hoạt động của Tổ tuyên truyền; xây dựng 124 khu dân cư “3 không” trong BVR ở 118 xã thuộc 23 huyện; phối hợp tổ chức trên 2.500 hội nghị tuyên truyền tại thôn (bản), với trên 125.800 lượt người tham gia; Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ đăng tải 16 tin, bải trên bản Thông báo nội bộ; Văn phòng tỉnh uỷ đăng tải hàng chục tin, bài phản ánh về hoạt động BV&PTR trên các bản tin ngày, tin tuần và bản tin Văn phòng cấp uỷ; Website Kiểm lâm Thanh Hóa đăng tải trên 400 tin, bài, thu hút trên 85.000 lượt người truy cập; Đài PTTH tỉnh phát sóng 40 chuyên mục; Báo Thanh Hoá, Báo Văn Hoá & Đời sống đăng tải mỗi báo 24 chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền BV&PTR, PCCCR. Thông qua công tác tuyên truyền đã vận động quản lý tập trung tại xã hoặc thôn (bản) 1.369 cưa xăng ở 47 xã thuộc 6 huyện trọng điểm an ninh rừng gồm: Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân; Chủ tịch UBND các xã cấp 1.369 Giấy chứng nhận sử dụng cưa xăng để tăng cường công tác quản lý; ở các huyện còn lại vận động chủ cưa ký cam kết với chính quyền không sử dụng cưa xăng để khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép và được quản lý chặt chẽ tại cộng đồng.

Tổ tuyên truyền BV&PTR ở thôn (bản)

Với cách làm đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR đã được cả hệ thống chính trị cùng chung tay thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cả xã hội về công tác BV&PTR. Tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác trái phép lâm sản từ rừng tự nhiên đã giám đến mức thấp nhất, cháy rừng được kiểm soát, nhiều mô hình trang trại lâm nghiệp ra đời cho thu nhập cao, đời sống của nhân dân miền núi được cải thiện rõ rệt, nhân dân yên tâm đầu tư tiền của, công sức vào việc BV&PTR, từ đó đã góp phần giữ vững an ninh rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 2015, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ BV&PTR, PCCCR, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá tiếp tục xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật BV&PTR, PCCCR vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh uỷ; Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCSHCM, các cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền BV&PTR; lấy khối Dân vận xã, Ban công tác mặt trận làm trung tâm vận động các tổ chức thành viên tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên của tổ chức mình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về BV&PTR, PCCCR; nhân rộng mô hình khu dân cư ”3 không” trong BVR. Đối với các huyện miền núi nội dung là: Không sử dụng cưa xăng, súng săn, bẫy bắt vào việc khai thác gỗ, săn bắt, động vật rừng trái phép; không tự ý khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép để làm nhà; không sử dụng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, sản xuất để xảy ra cháy rừng; đối với huyện đồng bằng, trung du, nội dung là: Không sử dụng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, sản xuất để xảy ra cháy rừng; không sản xuất, kinh doanh, chế biến, sử dụng gỗ rừng tự nhiên nguồn gốc bất hợp pháp; không quảng cáo, kinh doanh, chế biến, gây nuôi, tiêu thụ ĐVR và sản phẩm từ ĐVR trái pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BV&PTR, PCCCR tiếp tục được đổi mới hơn nữa hình thức, nội dung tuyên truyền để nâng cao chất lượng, hiệu quả đích thực; trong đó cần tập trung việc trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị đề xuất của nhân dân, những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền qua đó lực lượng Kiểm lâm mới thực sự gần gủi với cấp uỷ, chính quyền cơ sở với nhân dân là yếu tố quyết định để làm tốt công tác tham mưu BV&PTR, PCCCR; mỗi CC, VC, LĐHĐ Kiểm lâm phải thật sự là một cán bộ dân vận giỏi để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành Luật BV&PTR, PCCCR và tích cực ủng hộ lực lượng Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ./.

Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 31254


Các tin khác:
 Lễ ra quân trồng rừng " Vì một Việt Nam xanh". (27/03/2015)
 Vì sao phải trồng cây gây rừng? Phải bảo vệ rừng? (25/03/2015)
 Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp (25/03/2015)
 Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam (25/03/2015)
 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng-lợi ích nhiều mặt (25/03/2015)
 Các biện pháp bảo vệ rừng (25/03/2015)
 Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thương năm 2014, giai đoạn 2010-2014, biểu dương điển hình tiên tiến, phát động và ký giao ước thi đua năm 2015 (13/03/2015)
 Công tác phát triển rừng của huyện Mường Lát năm 2015 (13/03/2015)
 Công tác dân vận, một trong những giải pháp quản lý BV và PTR mang lại hiệu quả thiết thực ở Thanh Hóa (09/01/2015)
 Kiểm lâm Thanh Hóa xây dựng và thực hiện" thế trận bảo vệ rừng tại gốc theo hướng xã hội hóa" (25/12/2014)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang