Số lượt truy cập
Hôm nay 63842
Hôm qua 58866
Tuần này 227412
Tháng này 3265238
Tất cả 193060822
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 13/03/2016
Đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu BTTN Xuân Liên với diện tích 23.815,5 ha có vị trí địa lí tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An, diện tích 90.000 ha) và liền kề khu bảo tồn thiên nhiên Nậm Xam (Lào, diện tích 74.000 ha) đã tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú, đa dạng.

Xác định tầm quan trọng của giá trị đa dạng sinh học, song song với công tác quản lý, bảo vệ rừng trong những năm qua, Khu BTTN Xuân Liên đã triển khai nhiều Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về điều tra, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học để có các giải pháp bảo tồn phù hợp, trong đó trú trọng nghiên cứu các loài đặc hữu, quý hiếm, nguy cấp.

Kết quả thực hiện Dự án “Điều tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá” được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1895/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 đã xác định được các giá trị đa dạng sinh học hiện có tại Khu bảo tồn, trong đó:

- Khu hệ thực vật đã ghi nhận 1.142 loài 620 chi và 180 họ. Xác định được 38 loài thực vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó 35 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007; 12 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, 2012; 8 loài có tên trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP.

- Khu hệ động vật đã ghi nhận được 1.631 loài động vật hoang dã thuôc 209 họ, 38 bộ, 4 lớp, gồm có: 80 loài thú (26 họ, 9 bộ), 192 loài chim (41 họ, 15 bộ), 41 loài bò sát (11 họ, 2 bộ), 36 loài lưỡng cư (7 họ, 2 bộ), Côn trùng 1282 loài (124 họ, 10 bộ). Xác định có 64 loài động vật quý hiếm, trong đó có 29 loài ở mức đe doạ toàn cầu được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN, 2012 (gồm 16 loài thú, 2 loài chim, 7 loài bò sát, 4 loài lưỡng cư); 50 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (gồm 23 loài thú, 5 loài chim, 13 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư, 6 loài côn trùng) và 44 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (gồm 24 loài thú, 9 loài chim, 11 loài bò sát).

- Hệ Thuỷ sinh vật và Cá đã ghi nhận 69 loài cá thuộc 17 họ, 6 bộ; 37 loài thực vật nổi thuộc 4 ngành; 24 loài động vật nổi thuộc 4 ngành;  22 loài động vật đáy. Đã xác định được 4 loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.

          Đặc biệt, trong quá trình điều tra, Khu bảo tồn đã phối hợp cùng với các nhà khoa học của Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật xác định được 02 loài mới cho khoa học và 03 loài mới cho Việt Nam gồm:

- 02 loài mới cho khoa học: loài thuộchọ Nam mộc hương(Aristolochiaceae) đã phối hợp cùng với chuyên gia nước ngoài phân tích, giám định và đặt tên cho khoa học là Aristolochia xuanlienensis, hiện đã gửi đến tạp chí Phytotaxa (SCI-E); Loài mới thứ 2 thuộc chi chi Giác đế - họ Na (Annonaceae), hiện đang phân tích AND

 

                          

                          Mẫu tiêu bản Hoa và Lá mới thuộc họ Na (Annonaceae)       

                                 

             Mẫu tiêu bản Hoa và Lá của loài  của  loài mới Aristolochia xuanlienensis                                    

          - 03 loài mới chưa từng được ghi nhận ở Việt Nam đó là: loài Lữ đằng đứng (Lindernia megaphyllaP.C), Thuỷ thảo trắng (Kailarsenia lineataR.Br) và Song quả lá bắc tím (Didymocarpus pupureobracteatusSmith).

Lữ đằng đứng Lindernia megaphylla P.C

                                                                                          

Thuỷ thảo trắng Kailarsenia lineata R.Br   

Song quả lá bắc tímDidymocarpus pupureobracteatus Smith

          Trước đó, trong 2 năm (2012-2013), Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên phối hợp với các nhà khoa học của Trung Tâm Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (CRESS) đã điều tra và xác định được 02 loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và Thế giới đó là: Loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys)với 41 đàn, 127 cá thể, được xác định là loài có phân bố lớn nhất ở Việt Nam hiện nay và loài Mang lào (Muntiacus rooseveltorum) được cho là đã tuyệt chủng cách đây hơn 80 năm đã không thấy xuất hiện về sự sống của loài này trên Thế giới kể từ năm 1929 (Nguyễn Mạnh Hà và Cs, 2013).

Hình ảnh loài Mang lào (Muntiacus rooseveltorum)

tại Khu BTTN Xuân Liên

          Việc xác định được danh lục khu hệ động, thực vật và các loài đặc hữu, quý hiếm có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác nghiên cứu khoa học và định hướng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Nguồn tin: Phạm Anh Tám - PGĐ. Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 26634


Các tin khác:
 Phát hiện loài mang lớn (Muntiacus vuquangensis) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (06/01/2016)
 Hạt Kiểm lâm chủ động tham mưu, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện công tác PCCCR mùa khô hanh năm 2015-2016 (24/12/2015)
 Hiệu quả chương trình phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng vùng biên giới 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (24/12/2015)
  Thanh Hóa triển khai xây dựng kế hoạch hành động REDD+ (15/12/2015)
 Hội nghị nghiệm thu cơ sở kết quả thực hiện dự án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học của các loài hạt trần quý, hiếm; thử nghiệm gây trồng loài Thông đỏ đá vôi, Đỉnh tùng phục vụ công tác bảo tồn bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động (15/12/2015)
 Tòa án nhân dân huyện Thạch Thành xét xử vụ án buôn bán động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (15/12/2015)
 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2015 (15/12/2015)
 Hội thi tìm hiểu về bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm (23/11/2015)
 Hội nghị ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học giữa Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên và Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An (13/10/2015)
 Kiểm lâm với công tác bảo vệ rừng tận gốc theo hướng xã hội hóa (29/09/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang