Số lượt truy cập
Hôm nay 48277
Hôm qua 39190
Tuần này 152981
Tháng này 3190807
Tất cả 192986391
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 25/07/2014
Bảo vệ rừng bền vững -Lời giải từ thực tiễn

Làm thế nào để quản lý, bảo vệ được diện tích rừng hiện có? không để tài nguyên rừng bị "chảy máu"?, không để rừng bị cháy? đó là nỗi lo thường trực của những người làm công tác Kiểm lâm!

Trăn trở, băn khoăn! lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cùng với tập thể cán bộ, công chức, viên chức toàn lực lượng phải mất nhiều thời gian suy nghĩ, tìm tòi tìm lời giải. Thôi thì, thất bại có, thành công có; lúc yên lặng, lúc rừng "nổi nóng". Và rồi! từ trong suy nghĩ, từ thực tiễn đã được kiểm nghiệm, lóe lên những giải pháp căn cơ nhất, khả thi nhất có thể giải được lời giải từ bài toán hóc búa này. Phải chuyển mạnh vai trò trách nhiệm bảo vệ rừng cho chủ rừng, cho chính quyền. Muốn vậy, phải đi từ nhận thức, phải làm cho mọi người hiểu rằng " Rừng là vàng; nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý", sinh thời Bác Hồ đã từng dạy như vậy. Phải bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng đang có trước, sau đó mới đến việc trồng rừng, kinh doanh rừng, phát triển rừng và rồi vừa bảo vệ vừa sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững. Công tác bảo vệ và phát triển rừng phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền, các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc, Kiểm lâm là lực lượng tham mưu nòng cốt.

          Từ chủ trương đó, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng. Và bằng chứng là Kiểm lâm đã ký kết hàng loạt chương trình, kế hoạch phối hợp tuyên truyền. Ký kết kế hoạch phối hợp chỉ đạo tuyên truyền với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh, Đoàn Thanh niên tỉnh; phối hợp với Đài PTTH tỉnh xây dựng chuyên mục " Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng"; phối hợp với Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa & Đời sống xây dựng chuyên trang, chuyên mục về bảo vệ và phát triển rừng phát hành đều đặn hàng tuần, hàng tháng;

          Ở cơ sở, các đơn vị Kiểm lâm phối hợp với các Ban của Đảng xây dựng 1.378  Tổ tuyên truyền bảo vệ rừng từ thôn, bản, trong đó lấy vai trò trung tâm là các Tổ Dân vận, vai trò nòng cốt, xung kích của Đoàn Thanh niên; Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, bản cùng với Tổ Dân vận, Kiểm lâm địa bàn, xây dựng phong trào khu dân cư " 3 không" phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền ( ở các khu vực có rừng tự nhiên: Không sử dụng lửa bừa bãi trong sản xuất, sinh hoạt gây cháy rừng; không khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên làm nhà ở, buôn bán thương mại; không sử dụng cưa xăng khai thác gỗ rừng tự nhiên; ở các huyện đồng bằng ven biển, có diện tích rừng trồng lớn: Không sử dụng lửa bừa bãi trong sản xuất, sinh hoạt gây cháy rừng; không sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc bất hợp pháp; không mua bán, gây nuôi, sử dụng, quảng cáo động vật rừng và sản phẩm của chúng không có nguồn gốc hợp pháp). Việc xây dựng khu dân cư "3 không", phải gắn chặt chẽ với phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và phong trào " Chung sức xây dựng nông thôn mới".

          Song song với công tác tuyên truyền, Chi cục trưởng Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm cơ sở tham mưu tích cực cho chính quyền cấp huyện, cấp xã, các chủ rừng Nhà nước khảo sát, xây dựng Phương án giữ vững an ninh rừng; quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản từ tự nhiên trong khai thác, sử dụng, kinh doanh, chế biến và tiêu thụ trên địa bàn từng xã, từng huyện và trên phạm vi toàn tỉnh.

          Ở các huyện miền núi còn giầu tài nguyên, phải xác định công tác bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên rừng là chủ yếu, chống cho được việc khai thác, phá rừng, xâm lấn rừng làm rẫy, trồng cây công nghiệp, cháy rừng. Do đó, phương án phải chỉ rõ khu vực nào là trọng điểm về khai thác, cụ thể đến từng lô, khoảnh, tiểu khu rừng, địa danh hành chính đến từng thôn, bản; khu vực nào trọng điểm về cháy rừng; trọng điểm về sản xuất nương rẫy; về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trồng rừng sản xuất; các tuyến vận chuyển lâm sản; tuyến thẩm lậu gỗ, ĐVHD từ nơi khác đến, từ nội vùng ra; các điểm tập trung nhiều cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, cơ sở gây nuôi động vật rừng; từ việc xác định cụ thể đó, phải có những giải pháp phù hợp. Để chống được khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép, phải tập trung quản lý chặt chẽ cưa xăng; quản lý và giám sát chặt chẽ việc làm nhà ở của nhân dân để tránh lợi dụng khai thác gỗ rừng tự nhiên; quản lý chặt chẽ khu vực sản xuất nương rẫy, xây dựng bản đồ, khoanh vùng sản xuất rẫy, quản lý chặt chẽ việc xử lý thực bì trồng rừng, sản xuất nông nghiệp; phối hợp chặt chẽ các lực lượng từ thôn, bản, chính quyền cấp xã, lực lượng Công an, Biên phòng, dân quân tự vệ kiểm soát chặt chẽ các tuyến vận chuyển lâm sản; theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các đối tượng, loại phương tiện chuyên vận chuyển lâm sản hoặc lợi dụng trung chuyển hàng hóa từ miền xuôi lên miền núi để cất giấu gỗ, ĐVHD trái phép; quản lý chặt chẽ các cơ sở KDCB lâm sản, đặc biệt cơ sở có đưa gỗ rừng tự nhiên vào sản xuất để tránh lợi dụng chế biến gỗ rừng tự nhiên khai thác trái phép; kiên quyết lập hồ sơ xử lý về hành chính, kể cả việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh lâm sản đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng.

          Ở các huyện đồng bằng ven biển phải xác định cụ thể trọng điểm về cháy rừng, tác nhân gây cháy; khu vực tập trung cơ sở KDCB gỗ, cơ sở gây nuôi ĐVHD, nhà hàng, quán ăn sử dụng thực phẩm từ ĐVHD để có phương án quản lý.

          Các huyện trung du, tập trung xây dựng phương án kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu lâm sản trên các tuyến từ các huyện miền núi về xuôi và quản lý chặt chẽ các cơ sở KDCB gỗ, ĐVHD ngay tại địa bàn.

          Đối với hai Đội KLCĐ & PCCCR, tập trung xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng Công an ( chủ yếu là CSGT, CSKT, CS 113, CSCĐ) kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gỗ, ĐVHD từ các tỉnh phía Nam theo Quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hóa; phối hợp với Xí nghiệp vận tải đường sắt Thanh Hóa kiểm soát chặt chẽ đối tượng vận chuyển gỗ, ĐVHD bằng đường sắt; phối hợp với các Đồn Biên phòng tuyến biển kiểm soát chặt chẽ tuyến đường biển qua Thanh Hóa để phát hiện và đấu tranh với đối tượng buôn lậu gỗ, ĐVHD trên các phương tiện vận tải biển.

          Với phương châm " Sát dân, bám rừng", và khẩu hiệu hành động của Kiểm lâm là " Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu", từ lãnh đạo Chi cục đến các Phòng nghiệp vụ, các đơn vị Kiểm lâm cơ sở, phải có ý thức gần dân, hiểu dân, giúp đỡ, chia sẻ với dân để được dân tin yêu, cung cấp cho Kiểm lâm những thông tin về khai thác, phá rừng, cháy rừng, các phương thức, thủ đoạn của lâm tặc. Từ định hướng đó, Chi cục Kiểm lâm đã ban hành Đề án " Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân về công tác Kiểm lâm". Nội dung, phương thức tiếp nhận, xử lý thông tin, số điện thoại của lãnh đạo các cấp Kiểm lâm, của KLĐB đều được niêm yết công khai tại trụ sở các đơn vị Kiểm lâm, trụ sở UBND các xã, các thôn bản có rừng; Kiểm lâm trực tiếp đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân; tham gia tích cực phong trào " chung sức xây dựng Nông thôn mới" bằng những hành động thiết thực. Đề án đã được cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân từ huyện đến xã, thôn bản hết sức quan tâm và ủng hộ; dân chủ ở cơ sở đối với công tác bảo vệ rừng được phát huy.      Có thể nói, việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc Phương án giữ vững an ninh rừng; quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản từ tự nhiên trên địa bàn từng thôn (bản), từng xã, từng huyện, đặc biệt là ở những huyện miền núi còn giầu tài nguyên sẽ là một trong những lời giải thỏa đáng nhất hiện nay cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

          Tại hội nghị Sơ kết công tác Kiểm lâm và thực hiện Phương án giữ vững an ninh rừng 6 tháng đầu năm 2014, lãnh đạo Chi cục và lãnh đạo các đơn vị Kiểm lâm toàn tỉnh, đánh giá: Việc xây dựng và thực hiện Phương án đã được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, thị ủy, thành ủy ( gọi chung là cấp huyện), chỉ đạo của UBND huyện; có sự vào cuộc đích thực của các tổ chức đoàn thể và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Ở các huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền BVR; thực hiện nghiêm túc Đề án 500; quản lý chặt chẽ cưa xăng; quản lý gỗ làm nhà, không để lợi dụng khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên; quản lý chặt chẽ các cơ sở KDCB lâm sản; cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, các đối tượng, phương tiện thường xuyên vận chuyển lâm sản trái phép trên các tuyến nội huyện, nội tỉnh và từ tỉnh ngoài qua Thanh Hóa; chính quyền cấp xã, chủ rừng nhà nước đã quan tâm hơn về công tác bảo vệ và phát triển rừng; một số địa phương và chủ rừng đã đầu tư kinh phí mua sắm, trang bị các công cụ, phương tiện chữa cháy rừng như: Tĩnh Gia, Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, thành phố Thanh Hóa; tổ chức lực lượng quản lý chặt chẽ các nguy cơ gây cháy rừng trong những ngày nắng nóng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm về khai thác, xâm lấn rừng trái phép, các tuyến vận chuyển lâm sản, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm. An ninh rừng 6 tháng đầu năm 2014 cơ bản giữ vững ổn định, chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng, nhưng đã truy tìm được đối tượng đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật; số vụ khai thác và khối lượng gỗ thiệt hại do khai thác trái phép giảm sâu so với cùng kỳ năm 2013.

          Mặc dù thời gian thực hiện còn ngắn, nhưng những kết quả đạt được bước đầu là rất đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Việc triển khai thực hiện Đề án 500 chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; không niêm yết công khai số điện thoại của Chi cục trưởng, Đội trưởng KLCĐ & PCCCR, đối thoại trực tiếp với dân còn ít; việc cài cắm, nắm bắt, nuôi dưỡng thông tin ở cơ sở và các tuyến lưu thông còn hạn chế; số tin báo thấp so với thực tế;có nơi  để thông tin vượt cấp, thông tin đưa lên báo chí, gây mất lòng tin của nhân dân vào Kiểm lâm; quản lý địa bàn chưa đạt yêu cầu, phát hiện chậm vi phạm; có nơi, có lúc biểu hiện buông lỏng quản lý địa bàn, bỏ lọt vi phạm;quản lý cơ sở KDCBLS ở một số đơn vị chưa tốt, đặc biệt là cơ sở đưa gỗ rừng tự nhiên vào chế biến; phối hợp lực lượng đấu tranh chống buôn lậu lâm sản với các ngành, các đơn vị Kiểm lâm trên tuyến có lúc, có nơi chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; số vụ bắt giữ, xử lý ít, thu nộp ngân sách đạt thấp so với kế hoạch; một số địa bàn vẫn còn tình trạng khai thác, xâm lấn, vận chuyển lâm sản trái phép mang tính nhỏ lẻ nhưng chưa được xử lý triệt để; quản lý cưa xăng còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp xử lý cụ thể; một số nơi do thiếu kinh phí nên không đóng tủ đựng cưa, hỗ trợ người quản lý cưa; theo dõi, nắm bắt di biến động của cưa còn lỏng lẻo, vẫn còn tình trạng chủ cưa không khai báo, cất giấu cưa ngoài rừng lợi dụng đêm tối khai thác trái phép; việc bảo quản cưa có nơi dùng xích sắt sâu chuỗi các cưa, không đảm bảo an toàn cháy nổ, dễ bị mất linh kiện; việc phối hợp kiểm tra, tuần tra rừng, đặc biệt ở cấp xã chưa nhiều; vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong BVR còn hạn chế; quản lý gỗ làm nhà, chưa nắm bắt hết số liệu gỗ còn tồn trong dân; có gia đình không khai báo, khi làm nhà không báo cáo chính quyền, KLĐB kiểm tra, xác nhận; một bộ phận KLĐB năng lực hạn chế, tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện chưa nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Phương án chưa quyết liệt, nhưng lãnh đạo đơn vị chưa quan tâm đào tạo, bồi dưỡng.

          Để Phương án đảm bảo tính khả thi, giữ vững sự ổn định về an ninh rừng trong năm 2014 và những năm tiếp theo, theo chúng tôi cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

          Một là: Tiếp tục quán triệt sâu sắc 2 quan điểm, 7 phương châm trong chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Chi cục đến từng Kiểm lâm viên; chọn việc trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để tồn động kéo dài;

          Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BVR, trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phối hợp chỉ đạo tuyên truyền BVR với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, văn phòng Tỉnh ủy, MTTQ, Đoàn Thanh niên, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình. Việc thực hiện ở cơ sở phải đặt dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, kế hoạch chỉ đạo điều hành của UBND huyện; củng cố hoạt động, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền của các Tổ tuyên truyền thôn bản; phối hợp chặt chẽ với MTTQ, Tổ Dân vận chọn điểm chỉ đạo xây dựng khu dân cư "3 không" trong BVR, xác định rõ nội dung "3 không" ở từng địa bàn để chỉ đạo thực hiện;

          Ba là: Tiếp tục triển khai quyết liệt, triệt để Đề án 500; đặc biệt coi trọng phương pháp đối thoại trực tiếp với người dân; tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với công tác lâm nghiệp; xây dựng lòng tin với dân để được nhân dân phản ánh, kiến nghị, đề nghị về tình hình an ninh rừng; đảm bảo mọi di biến động về an ninh rừng phải được xử lý ngay tại địa bàn, không để phát sinh thành đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp hoặc dư luận báo chí nêu;

          Bốn là: Phải coi phương án đã xây dựng có tính chất "động", do đó phải chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, rà soát lại các khu vực trọng điểm về an ninh rừng, cháy rừng, khai thác, xâm lấn, chuyển đổi mục đích sử dụng, vận chuyển tiêu thụ gỗ, ĐVHD trên địa bàn từng thôn (bản), từng xã và trên địa bàn từng huyện, từng tuyến để kịp thời bổ sung, sửa đổi phương án cho phù hợp thực tế.

          Năm là: Thường xuyên kiểm tra, rà soát số lượng cưa xăng trên địa bàn từng thôn, bản, từng xã và huyện; đặc biệt ở khu vực trọng điểm về khai thác, khu vực còn rừng tự nhiên, nhất thiết phải phối hợp với các tổ chức, đoàn thể vận động chủ cưa tự giác đưa cưa quản lý tập trung; tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND xã cấp Giấy chứng nhận sử dụng cưa xăng để tăng cường quản lý, giám sát. Phối hợp với cơ quan Công an, Biên phòng, chính quyền cơ sở vận động nhân dân tiếp tục giao nộp súng săn, bẫy, cung nỏ để bảo vệ động vật rừng khỏi bị săn bắt trái phép.

          Sáu là: Quản lý, giám sát chặt chẽ các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà ở; hướng dẫn nhân dân trình tự, thủ tục được khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chế độ hưởng lợi; khai thác gỗ rừng trồng, trang trại, vườn nhà để làm nhà ở theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khuyến khích làm nhà từ gỗ rừng trồng, nhà xây, tận dụng triệt để gỗ cũ; kiên quyết không xác nhận cho hộ gia đình đưa gỗ đã được thống kê ra khỏi địa bàn để lợi dụng mua bán thương mại, biếu, tặng, cho; trường hợp phát hiện có gỗ mới do khai thác trái phép từ rừng tự nhiên, phải kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm minh.

          Bảy là: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng Công an, Quản lý thị trường, quản lý chặt chẽ các cơ sở KDCBLS, phát hiện kịp thời các cơ sở lợi dụng đưa gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc bất hợp pháp vào chế biến; rà soát cơ sở CBLS ở gần rừng, trong rừng, báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền di chuyển ra khỏi rừng, khu vực gần rừng để tránh tình trạng lợi dụng đưa gỗ khai thác trái phép vào chế biến; kiên quyết lập hồ sơ xử lý đối với cơ sở vi phạm, kể cả biện pháp đề nghị thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh;

          Tám là: Phối hợp với Thanh tra nhà nước huyện, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện tổ chức các cuộc thanh tra chuyên đề về trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã; trách nhiệm BVR của chủ rừng để nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền và chủ rừng trong BVR;

          Chín là: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong BVR, PCCCR, đấu tranh chống buôn lậu lâm sản, đặc biệt phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng quản lý chặt chẽ các điểm thẩm lậu lâm sản từ ngoài vào địa bàn, từ địa bàn ra nơi khác; quản lý chặt chẽ các tuyến, loại phương tiện, đối tượng thường xuyên mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; tổ chức cài cắm thông tin, gây dựng cơ sở báo tin đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương án đấu tranh chống buôn lậu lâm sản trên các tuyến 15C, 217, 15A, 507, 45, Đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hóa.

          Mười là: Rà soát, sắp xếp hợp lý đội ngũ KLĐB, chọn những người có đủ sức khỏe, nhiệt tình, có năng lực để phụ trách các địa bàn trọng điểm; ưu tiên bố trí hợp lý địa bàn đối với những Kiểm lâm viên tuổi cao, sức khỏe yếu, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gắn với việc thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho CB, CC, VC, LĐHĐ, phát huy tính tích cực, lên án, phê phán thói lười biếng, ngại khó, ngại khổ, không chịu học hỏi, nghiên cứu; kiên quyết xử lý những CB, CC, VC bỏ bê công việc, bỏ địa bàn để rừng bị khai thác trái phép nhưng không biết, không báo cáo để dư luận báo chí phản ánh, hoặc để đơn thư KN, TC vượt cấp./.

Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 10520


Theo dòng sự kiện:
 Thông báo sản xuất cây giống lâm nghiệp (05/01/24)
 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (19/12/23)
 Thông báo sản xuất cây giống (17/10/23)
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với phẩm chất “6 dám” ngang tầm nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên (11/07/23)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thông báo tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (30/01/23)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/23)
 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mường Lát thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2030 (29/11/22)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/22)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/22)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/22)


Các tin khác:
 Vườn Quốc gia Bến En tổ chức kiểm tra sát hạch nghiệp vụ đối với lực lượng Kiểm lâm (19/09/2022)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 2 kiểm tra an ninh rừng khu vực xã Yên Khương, huyện Lang Chánh (12/09/2022)
 Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn làm tốt công tác BVR và PCCCR (07/09/2022)
 Phát hiện loài rắn Hổ Mây mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (19/08/2022)
 Mô hình: “Chuyển đổi cơ cấu rừng trồng gỗ lớn” – Gáo vàng (Thiên Ngân – Neolamar cadamba) tại thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (01/08/2022)
 Hội nghị làm việc về công tác QLBV&PTR, PCCCR trên địa bàn huyện Hoằng Hóa (01/08/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En thăm và tặng quà nhân kỷ kiệm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022) (27/07/2022)
 Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Kiểm lâm 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 (06/07/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En ra quân “Phát động đợt cao điểm tuyên truyền toàn dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng” tại xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (28/06/2022)
 Bảo tồn thành công 3 loài lan quý hiếm (19/06/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang