Số lượt truy cập
Hôm nay 45039
Hôm qua 39190
Tuần này 149743
Tháng này 3187569
Tất cả 192983153
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 09/09/2015
Tăng cường các biện pháp kỹ thuật nuôi và phòng ngừa dịch bệnh trên ngao nuôi.

Thanh Hoá là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, với chiều dài bờ biển 102 km, 7 huyện, thị ven biển bao gồm 45 xã có diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ, bờ biển Thanh Hoá có 7 cửa lạch lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng đã tạo nên  hàng ngàn ha mặt nước bãi triều là một tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ. Những năm gần đây song song với phong trào nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cua xuất khẩu thì nghề nuôi ngao đang được hình thành và phát triển. Đã mang lại lợi nhuận lớn cho ngư dân. Tuy vậy, trên nhiều vùng nuôi người nuôi thả với mật độ dày, chưa quan tâm đúng mức các biện pháp kỹ thuật nuôi và phòng ngừa dịch bệnh, nguồn giống thả nuôi chủ yếu phải nhập từ tỉnh ngoài nhưng chưa chú ý công tác kiểm dịch kiểm tra chất lượng khi thả nuôi cùng với thời tiết bất lợi do vậy trong tháng 4 - 5 hàng năm trên địa bàn trong tỉnh thường xẩy ra hiện tượng ngao chết. Trên cơ sở một số tài liệu của Tổng cục Thuỷ sản, viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản; xin lưu ý các hộ nuôi ngao trong tỉnh một số biện pháp kỹ thuật cụ thể:

       1. Thực hiện phòng chống dịch bệnh.

- Giống ngao thả  nuôi phải thực hiện khai báo kiểm dịch đầy đủ theo đúng quy định. Ngao giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, kích cỡ  thả nên từ 1.000 - 2.000 con/kg; mật độ thả nuôi 100 - 200 con/m2; trước khi thả nuôi nên tắm cho ngao giống bằng nước ngọt để hạn chế ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh Perkinsus sp).

  - Chủ động san thưa ngao khi mật độ dày, tập trung thu hoạch khi ngao đạt kích cỡ thương phẩm trước mùa nắng nóng, tránh thiệt hại xẩy ra.

- Đối với bãi ngao đang nuôi bị phơi nắng từ 5-8 giờ/ngày thì sau giờ thứ 4 phải phun nước làm mát liên tục và che nắng tránh để ngao chết do nhiệt độ quá cao.

- Vào những tháng nắng nóng kéo dài, cần chuyển ngao xuống vùng hạ triều, không nuôi vùng cao triều để tránh bãi ngao bị phơi nắng trong thời gian dài dẫn đến ngao bị chết.

- Theo dõi sát sao các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn, pH vùng nuôi. Khi có hiện tượng thủy triều đỏ (tảo độc nở hoa) cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách cào ngao xuống khu vực sâu hơn, phun nước, khua mạnh để ngao không ăn tránh cho ngao bị nhiễm độc.

- Khi ngao nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ kịp thời; làm vệ sinh ở khu vực vùng nuôi bằng cách thu gom ngao chết, rắc vôi bừa kỹ hoặc phủ cát mới để cải tạo đáy nhằm khử ô nhiễm, diệt trùng và làm sạch môi trường ở bãi ngao, tránh lan truyền sang các khu vực lân cận.

- Nếu phát hiện ngao chết lập tức gom ngao chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể ngao còn sống.

- Thực hiện tốt các biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, sẽ gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm ngao chết.

        2. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

        a. lựa chon bãi nuôi

- Bãi nuôi từ cao triều đến dưới triều; tốt nhất là từ trung triều trở xuống, nơi có thời gian ngập nước lâu trong ngày.

- Nơi thông thoáng, nước không ứ đọng, độ mặn có thể giao động từ 7 - 35%0

        - Nền đáy phù hợp cho ngao phát triển là đáy cát và cát - bùn.

        b. Chuẩn bị bãi nuôi

      - Bãi nuôi nên được cải tạo trước khi thả giống; chỗ bãi có đáy rắn phải làm cho xốp lên rồi san bằng.

- Khai mương để giữ cho bãi không tích nước.

-  Cày xới và phơi bãi cho bay hơi các chất lắng đọng, đặc biệt với bãi đã nuôi trên 3 mùa thì chất hữu cơ lắng đọng lên tới 5 - 6 lần so với bình thường, có thể thấy lớp cát đen dày tới vài cm và có mùi khí thối H2S.

- Dùng lưới (4 - 5mm) chắn xung quanh với độ cao 0,6 - 0,7 mét, chân lưới cắm vùi xuống đáy từ 0,2 - 0,3 mét.

- Cắm cọc cách đều nhau 1,2 - 1,5mét để dựng lưới ngã vào phía trong bãi.

        c. Thả giống

- Ngao giống thả nuôi phải đảm bảo chất lượng, kích cỡ nên từ 1.000 -2.000 con/kg; mật độ thả nuôi 100 - 200 con/m2

- Ngao giống phải được loại bỏ cá thể dập võ, mùi hôi thối.

- Trường hợp chuyển giống ở nơi khác về nuôi, nên chuyển về ban đêm, tránh mưa, thời gian vận chuyển dưới 16 giờ.

- Thả giống lúc nước bắt đầu lên, rãi đều con giống trên bãi

- Thời gian thả giống bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6.

        d. Chăm sóc và quản  lý bãi nuôi

- Thường xuyên kiểm tra vây chắn nhất là chân vây để ngao không bị đẩy ra ngoài vây nuôi.

- Nếu ngao tập trung lại một góc hay một phía vây nào đó thì phải chuyển chúng trở lại góc đối diện.

- Bảo vệ ngao bởi một số loài địch hại: cua, nghẹ, các loại ốc mỡ trơn, ốc mỡ hoa.

- Nếu phát hiện ngao chết lập tức gom ngao chết trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể ngao còn sống.

- Thực hiện tốt các biện pháp khai thông các vùng đọng nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, sẽ gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm nghao chết.

        đ. Thu hoạch

- Mùa vụ để thu ngao thịt có chất lượng vào tháng 5- 7 hàng năm, thời điểm này ngao rất béo, thịt căng, tỷ lệ thịt so với vỏ cao (8 - 10%)

- Có 2 phương pháp thu hoạch ngao nuôi là thu tỉa hoặc thu đại trà. Lưu ý: ngao càng lớn thì tỷ lệ thịt so với vỏ càng giảm (ngao cở 45 - 60 con/kg thì tỷ lệ thịt chiếm 7,7 - 8,3% trọng lượng toàn thân; ngao cở 19 - 21 con/kg thì tỷ lệ thịt chỉ thu được 6,7 - 7,3% trọng lượng toàn thân). Vì vậy cở ngao tốt nhất để thu hoach là 45 - 60 con/kg.

- Tiến hành thu ngao thịt vào lúc triều rút, lúc này chúng đã ăn no, thải các vật thừa trong vỏ ra ngoài, chỉ giữ lại nước nên thịt ngao rất sạch. Ngược lại thu lúc triều lên chúng ngậm cát giảm chất lượng khi chế biến. Thu ngao xong cần loại bỏ những con mở vỏ, ươn thối; đóng bao ngao thịt (mỗi bao 30 - 40 kg) bảo quản nơi râm mát, tránh nắng, mưa.....

                                                                           

Nguồn tin: Phòng nuôi trồng thủy sản
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25585


Các tin khác:
 Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (11/08/2015)
  Tập huấn về quản lý, vận hành và sử dụng máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS VX – 1700 (04/08/2015)
 Phó Giám đốc Sở Lê Đức Giang và Đoàn công tác đi kiểm tra tình hình thiệt hại do hoàn lưu gây mưa cơ bão số 1 tại huyện Bá Thước (21/07/2015)
 Tưng bừng Hội thi Hiểu biết biếtVietGAP trong nuôi trồng thủy sản năm 2015 do Ban QLDA Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa tổ chức. (10/07/2015)
 Chương trình thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2015. (30/06/2015)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa Tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.  (19/06/2015)
 Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT thăm cán bộ, chiến sỹ Đảo Mê, nhân chuyến công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.  (13/05/2015)
 Xác cá ông voi dạt vào bờ biển Thanh Hoá (08/05/2015)
 Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa tại huyện Hoằng Hóa và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (21/04/2015)
 Tập huấn tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ và ngư dân về các quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và an toàn tàu cá. (14/04/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang