Số lượt truy cập
Hôm nay 101790
Hôm qua 58866
Tuần này 265360
Tháng này 3303186
Tất cả 193098770
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 19/12/2016
Ngành Chăn nuôi Gia cầm Thanh Hóa năm 2016, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển năm 2017

Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống có từ lâu đời, luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất của ngành chăn nuôi. Sản lượng thịt gia cầm luôn đứng vị trí thứ hai sau thịt lợn, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm từ trứng và trứng. Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm Thanh Hóa phát triển khá cả về số lượng, chất lượng và quy mô đàn, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển ngành chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân.

Năm 2016, đàn gia cầm đạt 18.529 nghìn con, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó gà lông màu đạt 5,5 triệu con. Nhóm con nuôi đặc sản là gia cầm gồm gà ri, gà mía đạt 400 nghìn con; vịt cỏ, vịt Cổ lũng đạt 20 nghìn con. Sản lượng thịt gia cầm giết bán đạt 40.028 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ; sản lượng trứng  đạt 127.864 nghìn quả, tăng 5,2% so với cùng kỳ.    

Về phương thức chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại thì tính đến 01/10/206 theo số liệu thống kê toàn tỉnh có 188 trang trại gia cầm đạt tiêu chí theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, chủ yếu là trang trại chăn nuôi gà, trong đó các trang trại có quy mô lớn khoảng 20 trang tại, đạt quy mô 10.000 gà mái sinh sản hoặc 20.000 gà nuôi thịt;số trang trại, gia trại tham gia thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi đến 2016 là 304 trang trại, gia trại. Một số trang trại điển hình: Trang trại nuôi gà của hộ ông Nguyễn Văn Mạnh xã Quý Lộc, huyện Yên Định. Quy mô nuôi 20.000 con gà thịt; Trang trại nuôi gà của hộ bà Nguyễn Thị Vân xã Yên Trường, huyện Yên Định. Quy mô nuôi 10.000 con gà sinh sản; Trang trại nuôi gà Đông Tảo kết hợp trồng cây ăn quả hộ ông Phạm Huy Tấn xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Quy mô chăn nuôi 1.000 con; Trang trại nuôi vịt hộ ông Lê Văn Hùng xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa. Quy mô chăn nuôi là: 300 con gà sinh sản, 2.400 con vịt (có thời điểm đã nuôi lên 5.500 con vịt) và 300 con ngan sinh sản; trang trại ông Nguyễn Văn Nghĩa, xã Hà Vinh, Hà Trung nuôi 2.200 vịt sinh sản với 6 mấy ấp nở tổng công suất 7 vạn trứng

Bên cạnh quá trình phát triển chăn nuôi của địa phương, có hệ thống chăn nuôi gia công của công ty CP.Group Thái Lan, đây là hệ thống chăn nuôi rất điển hình cả về quy mô trang trại, con giống, thức ăn, kỹ thuật cho tới khâu quản lý trong cả quá trình chăn nuôi. Con giống bố, mẹ của công ty CP Thái Lan đang có thương hiệu đứng đầu tại Việt Nam với 2 dòng theo hai hướng là gà siêu trứng và gà siêu thịt.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đóngành chăn nuôi gia cầm đang phải đối mặt với một số thách thức lớn. Gần 75% số hộ chăn nuôi có tham gia nuôi gia cầm, trong đó phần lớn chăn nuôi gia cầm theo phương thức phân tán, tận dụng trong nông hộ, năng suất và hiệu quả chăn nuôi chưa cao; chăn nuôi chưa gắn kết với ấp nở, do đó chưa chủ động được con giống và công tác kiểm soát chưa chặt chẽ; chăn nuôi gia cầm hàng hoá, quy mô trang trại tập trung chưa nhiều, chiếm khoảng 20-25%. Các giống gia cầm bản địa năng suất thấp, các giống nhập nội năng suất chưa cao và chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ.

Các đơn vị sản xuất, cung ứng gia cầm hậu bị bố trên địabàn tỉnh mới đáp ứng cho thị trường trong tỉnh đạt 30%. Khoảng 40% số lượng gia cầm giống hậu bị cung cấp cho Thanh Hóa là của các đơn vị tỉnh ngoài như: Trung tâm gia cầm Thụy Phương, Vịt Đại Xuyên, Trung tâm giống Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương. Khoảng 30% con giống còn lại các hộ chủ động nguồn tại chỗ qua ấp nở hoặc mua bán, trao đổi tại địa phương, số lượng này hiện chưa kiểm soát được.

Để đạt được những kết quả nổi bật nêu trên, kinh nghiệm rút ra trong công tác chỉ đạo phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trong năm 2016, cụ thể là:

Nghiên cứu tiềm năng lợi thế của tỉnh, thị trường tiêu thụ gia cầm trong và ngoài tỉnh và căn cứ các chủ trương chính sách của trung ương, của tỉnh để định hướng cho công tác chỉ đạo, tham mưu phát triển chăn nuôi gia cầm của tỉnh đạt kết quả cao nhất, cụ thể là trong các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế phát triển theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 của tỉnh Thanh Hóa, thì đàn gà lông màu và một số giống gia cầm thuộc nhóm con nuôi đặc sản cần được quan tâm phát triển, từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng nâng cao giá trị, chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các TBKHKT mới như các tiến bộ về giống, thức ăn, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh... trong chăn nuôi gia cầm. Đồng bộ triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách về phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi.

Định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm tại tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh, áp dụng biện pháp chăn nuôi thâm canh tập trung, tăng số lứa gia cầm xuất chuồng. Phấn đấu tổng đàn gia cầm đạt 20,5 triệu con năm 2017 và đạt 23 triệu con vào năm 2020, trong đó đàn gà lông màu phấn đấu đạt 6 triệu con vào 2017 và 8 triệu con vào năm 2020; sản lượng thịt hơi gia cầm giết bán tương đương 41.000 tấn năm 2017, và đạt 47.000 tấn vào 2020; sản lượng trứng đạt 160 triệu quả trứng năm 2017 và 250 triệu quả trứng vào 2020.

Nguồn tin: Trưởng phòng Chăn nuôi Sở - Mai Thế Sang
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25350


Các tin khác:
 Những kết quả nổi bật của Ngành Chăn nuôi năm 2016; bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi (19/12/2016)
 Hướng dẫn công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2016-2017 (19/12/2016)
 Kết quả phát triển chăn nuôi lợn giống ông bà và gia cầm giống gốc năm 2016; phương hướng năm 2017 và các năm tiếp theo. (19/12/2016)
 Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyên Đức Quyền làm việc với tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm NCƯD KHKT Chăn nuôi Thanh Hóa. (15/12/2016)
 Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa đông (18/10/2016)
 Những điều cần biết trong dùng thuốc trị bệnh thủy sản nuôi (19/09/2016)
 Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa (06/09/2016)
 Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò (03/09/2016)
 Quản lý môi trường ao tôm nước lợ mùa mưa (29/08/2016)
 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa bước đầu thực hiện tốt đề tài Khoa học Công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng vùng nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa” (28/08/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang