Số lượt truy cập
Hôm nay 106517
Hôm qua 58866
Tuần này 270087
Tháng này 3307913
Tất cả 193103497
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 10/06/2016
Hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi.

Thời gian qua, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước diễn biến bất thường so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng gay gắt xuất hiện kéo dài. Nền nhiệt độ tăng cao. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương trong những ngày tới, nắng nóng vẫn duy trì tại khu vực Trung bộ. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 380C, vùng núi có nơi 39 - 400C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ khoảng từ 10-18h. 

Để chủ động, kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBNDcác huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tổ chức hướng dẫn cho người chăn nuôi về một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi; Cập nhật dự báo thời tiết liên tục để người chăn nuôi có biện pháp chống nóng kịp thời cho vật nuôi;

Hai là, Kỹ thuật, biện pháp chống nóng cho vật nuôi, cụ thể là:

- Đối với chuồng trại chăn nuôi: Chọn nơi cao ráo và làm chuồng cao hơn mặt đất xung quanh 30-40cm, có thể là dưới bóng của cây to hoặc trồng cây xanh xung quanh chuồng; Hướng chuồng theo hướng Đông Nam là tốt nhất; Mái chuồng: nên lợp bằng mái ngói, fibro xi măng hoặc mái lá, thiết kế mái chuồng để lưu thông không khí tốt hơn, mái hiên cách mặt đất tối thiểu 2m; Nền chuồng: có độ dốc 1-2% để tránh đọng nước. Có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên); Có rèm che xung quanh để những ngày nắng nóng mở lên nhằm thoát nhiệt; Có hệ thống cửa để thông gió, nếu có điều kiện nên bố trí quạt thông gió, hệ thống phun sương; Trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát

- Mật độ chăn nuôi: Giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi trong mùa hè, nắng nóng. Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho gia súc uống. Mùa nắng nóng nên tắm chải cho gia súc 2-3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể.

- Về thức ăn, đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15-35kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 - 2,5 kg/con/ngày).

Ba là, Thời gian chăn thả gia súc:

- Buổi sáng từ 6-9 giờ; buổi chiều chăn thả muộn từ 16-18 giờ chiều. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài; nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

- Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đối với trâu, bò cày: buổi sáng đi làm sớm về sớm và buổi chiều đi làm muộn, về muộn.

Bốn là,Phân công các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp và hỗ trợ trong công tác chống nóng cho vật nuôi trên địa bàn..

Nguồn tin: Phòng Chăn nuôi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22072


Các tin khác:
 Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống trong mùa hè (08/06/2016)
 Hội nghị triển khai chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh, theo Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ (30/05/2016)
 Cách phòng và trị bệnh viêm vú trên bò sữa (19/05/2016)
 Hướng dẫn chăn nuôi tiết kiệm nước cho gia súc, gia cầm. (16/05/2016)
 Thực hiện phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (16/05/2016)
 Kỹ thuật khử trùng khi ấp nở trứng gia cầm (15/05/2016)
 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2015, nhiệm vụ trọng tâm 2016 (10/05/2016)
 Sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi và xử lý môi trường (17/04/2016)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (05/04/2016)
  Công tác quản lý nhà nước về chất cấm trong chăn nuôi (01/04/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang