Số lượt truy cập
Hôm nay 25025
Hôm qua 39190
Tuần này 129729
Tháng này 3167556
Tất cả 192963140
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 03/07/2018
Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu.

Thanh hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ven biển, với hơn 7000 ha thuộc 8 huyện thị thành phố, bao gồm: Nga sơn, Hậu lộc, Hoằng hóa, Thành phố Thanh hóa, Sầm sơn, Quảng xương, Nông cống và Tĩnh gia. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ven biển gặp rất nhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hiện tượng xâm thực mặn, nắng nóng kéo dài hoặc mưa lũ xuất hiện trái với quy luật tự nhiên đã và đang là vấn đề đặt ra đoài hỏi cần có những giải pháp về kỹ thuật, công tác quản lý kịp thời thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong phát triển NTTS bền vững, môi trường và nguồn lợi thủysản được sử dụng hợp lý, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ người tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trong nước và trên thế giới. Như vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậulà nắm được các thuộc tính của đối tượng nuôi để bảo đảm tốc độ tăng trưởng và tích lũy khối lượng cao nhất, nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái liên quan.

Về đối tượng nuôi trồng thuỷ sản ven biển tại Thanh hóa cũng rất đa dạng và có thể chia thành 4 nhóm chính là nhóm giáp xác, nhuyễn thể, cá biển và thực vật thuỷ sinh. Nhóm giáp xác chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua xanh, nhuyễn thể chủ yếu là Ngao Bến tre, Hàu Thái Bình Dương. Nhóm cá biển và cá nước lợ các loài chủ lực là cá Hồng mỹ, cá vược, cá rô phi,...Nhóm thực vật thuỷ sinh được trồng chủ yếu là Rong Câu chỉ vàng.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản ven biển tại Thanh hóa hiện nay chủ yểu ở 3 hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh .Trong nghề nuôi thả truyền thống  quảng canhcải tiến, người nuôi chủ yếu là cải tạo ao, thả giống và bổ xung thêm thức ăn tươi sống, chế biếnvà chờ đến lúc đạt được kích cỡ thu hoạch. Mật độ nuôi trong ao thường thấp, diện tích ao nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao. Nhược điểm của nuôi quảng canh cải tiến là năng suất và lợi nhuận thấp, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, dễ bị tác động bởi thiên tai, môi trường bên ngoài, dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, nghề nuôi  nuôi bán thâm canh, thâm canhtại Thanh hóa đã có bước phát triển, đã được quy hoạch,lựa chọn vùng nuôi đượccân nhắc đến các yếu tố thủy văn, thủy hoá, kỹ thuật cũng như các yếu tố xã hội nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nuôi và thu được lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái trong vùng, giảm tác động tiêu cực của vùng nuôi đến môi trường xung quanh. Trong quá trình nuôi đã áp dụng các công nghệ mớitheo hướng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại để quản lý môi trường ao nuôi, phòng dịch, để tăng năng suất vật nuôi và phòng ngừa các rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu và môi trường bên ngoài.

Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới nghề nuôi trồng thủy sản ven biển đặc biệt là hệ thống nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Vì vậy cần có những giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất để hạn chế tối đa những rủi do, giảm thiểu thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu.

Đối với hệ thống nuôi quảng canh cải tiến về đối tượng nuôi nên lựa chọn những đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt với độ mặn, nhiệt độ như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua xanh, cá rô phi… và nuôi kết hợp nhiều đối tượng nuôi để tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên giữa các tầng nước trong thuỷ vực, tận dụng đặc tính sinh học của các đối tượng nuôi khác nhau để tạo nên chu trình thức ăn khép kín, giảm thiểu phát thải thức ăn dư thừa và chất thải của vật nuôi ra môi trường xung quanh. Hình thức nuôi này không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như nuôi thâm canh hoặc nuôi công nghiệp nên phù hợp với hầu hết các cộng đồng người nuôi quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực đầu tư.

Đối với hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh, về cơ bản sẽ quản lý vấn đề môi trường tốt hơn hệ thống nuôi quảng canh cải tiến, người nuôi nên đầu tư về trang thiết bị phục vụ nuôi như máy quạt nước, hệ thống cung cấp ô xy để ổn định về nhiệt độ ao nuôi cũng như là tăng cường o xy cho ao nuôi, lựa chọn con giống nuôi có khả năng chống chịu được sự biến động của môi trường ví dụ như cá rô phi dòng cát phú có thể chịu được nhiệt độ 8-9 0C , cá Vược phát triển tốt trong cả môi trường nước mặn, nước ngọt…vvv,sử dung thức ăn công nghiệp chất lượng cao để giảm thiểu sự ô nhiểm môi trường ao nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, tăng cường ứng dụng các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học để quản lý chất lượng nước, nuôi theo hệ thống tuần hoàn ít thay nước, hạn chế tối đa nguồn nước lấy trực tiếp từ môi trường ngoài vào ao nuôi. Ngoài ra, về lâu dài nuôi trồng thủy sản ven biển để thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ ứng dụng nuôi công nghệ cao, tuần hoàn ít thay nước, nuôi trong nhà lưới, nhà che phủ bạt, nuôi qua đông để nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm thủy sản, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nhìn chung, các giải pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu ở hai hình thức nuôi trên  đều có chung cơ sở lý luận và mục đích nhưng khác nhau về phương pháp, kỹ thuật nuôi đối với các loài có nguồn gốc, tập tính khác nhau và các hình thái sản xuất đặc thù phụ thuộc vào vị trí thủy vực, đặc điểm môi trường và điều kiện kinh tế xã hội của chủ thể điều hành sản xuất.Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, năng lực của mỗi cơ sở nuôi và nhu cầu của thị trường để người nuôi sẽ lựa chon, quyết định đối tượng nuôi, hình thức nuôi phù hợp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Nguồn tin: Vũ Văn Hà - PGĐ TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14930


Các tin khác:
 Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018. (02/07/2018)
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
 Một số lưu ý trong làm mạ và chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng công nghệ cấy hàng biên (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình “ Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dưa hấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao" (01/06/2018)
 Tập trung bảo vệ lúa vụ Chiêm xuân 2017 - 2018. (08/05/2018)
 Một số giải pháp nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (02/04/2018)
 Tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân (29/03/2018)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ xuân hè (22/03/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang