Số lượt truy cập
Hôm nay 57150
Hôm qua 39190
Tuần này 161854
Tháng này 3199680
Tất cả 192995264
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 04/03/2021
Làm giàu trên mảnh đất khó

Trong những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới đã được người dân hưởng ứng tích cực và đạt được nhiều kết quả. Nhiều hộ nông dân đã có cách làm hay, sáng tạo; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi và áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.

Anh Lê Văn Thức và chị Mai Thị Vui ở Minh Hùng xã Minh Lộc huyện Hậu Lộc là một điển hình trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp như thế. Thất bại với 2 ha nuôi ngao và 1 máy sàng, năm 2017 Anh quyết định bỏ biển lên bờ làm lại từ đầu và đã thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp, mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Là người chịu khó và ham học hỏi, anh Thức đã mạnh dạn chuyển đổi hướng sản xuất biến vùng đất cát bỏng chưa mưa đã lụt chưa nắng đã hạn, canh tác không hiệu quả lâu nay để đầu tư phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng dưa hấu. Anh Thức cho biết: Đây là vùng đất màu, hệ thống mương máng tưới tiêu không có hoặc có nhưng đã xuống cấp trầm trọng rất khó tổ chức sản xuất, bà con nhân dân bỏ ruộng nhiều, sau khi tham khảo các mô hình đầu tư làm kinh tế trang trại, chuyển đổi cây trồng vật nuôi của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh gia đình anh đã quyết định đầu tư và thay đổi cách làm ăn. Ban đầu anh tiến hành cải tạo và quy hoạch lại vùng đất, trên diện tích hơn 400m2 làm trại chăn nuôi ngan lấy trứng, vịt thả đồng, anh cho đào ao để thả cá; vùng đất nền anh cho tôn đắp lên cao để xây dựng chuồng trại chăn nuôi và trồng rau màu. Với ý tưởng ban đầu như vậy nên anh đã tính toán và lựa chọn phương án đầu tư từng bước, từ nhỏ đến lớn. Con ngan đẻ là đối tượng được anh lựa chọn đưa vào chăn nuôi. Sau khi xây dựng chuồng trại xong anh đã mua giống và thả nuôi 600 ngan đẻ; qua quá trình chăn nuôi, tích lũy kinh nghiệm anh nhận thấy con ngan là đối tượng dễ nuôi, có sức đề kháng tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường; khả năng quay vòng vốn nhanh nên anh đã tăng dần quy mô và hiện nay anh đang duy trì tổng đàn với 2700 con vịt đẻ trứng; mỗi ngày thu về hơn 2000 quả trứng.
Dẫn chúng tôi đi tham quan khu trang trại và vườn khoai lang xanh mướt đang thời kỳ xuống củ, anh thức cho hay đây là khu vực chăn nuôi khá an toàn, bởi khu đất nằm cách xa đường giao thông lớn, xa khu dân cư và yên tĩnh; thông thoáng. Giữa các dãy chuồng nuôi và các khu đất trống anh cho trồng thêm cây ăn quả và trồng rau màu như: rau gia vị, hành tăm, tỏi, ớt, sả…vừa phủ kín màu xanh cho trang trại vừa tăng thêm thu nhập và cải thiện môi trường sinh thái.  Với mô hình đầu tư như thế này mỗi năm cho thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó năm 2018 anh mạnh dạn trồng 1,7 sào dưa hấu cuối vụ anh thu 3,2 tấn dưa với giá bán thị trường lúc đó là 7.000đ/kg trừ chi phí anh thu lãi hơn 10 triệu đồng. Năm 2019 anh mạnh dạn thuê lại 40 sào đất màu của bà con trong thôn anh đầu tư hệ thống tưới và máy bơm nước để trồng dưa hấu.

Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức sản xuất của mình anh Lê Văn Thức cho biết thêm: Anh sinh ra tại miền đất Nông nghiệp của huyện Giong Riềng tỉnh Kiên Giang nên Chăn nuôi và trồng trọt là nghề mà anh rất đam mê, khi tổ chức chăn nuôi anh quyết định chọn một hướng đi riêng để phù hợp với điều kiện đầu tư của mình. Trong thời gian qua, anh phát triển nhiều loại vật nuôi để tạo sự hỗ trợ cho nhau và giảm thiểu rủi ro nhất là về thị trường đầu ra vẫn đang còn nhiều hạn chế và khó khăn. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần phải tìm hiểu thị trường và nắm bắt những cái mới về khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn  sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Khi chăn nuôi thì phải chọn giống có năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng. Chuồng trại phải đảm bảo đủ diện tích phù hợp với số lượng vật nuôi, thông thoáng và định kỳ phun tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Trong chăn nuôi vịt đẻ phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin như: Dịch tả ngan, vịt, viêm gan siêu vi trùng, H5N1…  để phòng bệnh thì mới đảm bảo được an toàn dịch bệnh và năng suất, chất lượng trứng sẽ tốt hơn. Năm 2019 anh mạnh dạn đầu tư 3,5ha dưa hấu trừ chi phí đầu tư sau hai vụ anh chị thu về khoảng 270 triệu đồng. Hiện nay, anh chị đã mạnh dạn đầu tư trồng 35 sào khoai lang và 5 sào ớt chỉ thiên. Vừa đảm bảo thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động tại địa phương

Chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ Khuyến nông xã Minh Lộc cho biết: Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để đầu tư sản xuất theo hướng tập trung, liên kết và có hiệu quả hơn. Anh Thức là người ham học hỏi, có tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và luôn tìm cách áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế để sản xuất. Mô hình trang trại của anh là điển hình cho phong trào nông dân làm kinh tế giỏi tại địa phương; đồng thời là địa chỉ để cho người dân tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
Có thể nói hướng phát triển nuôi trồng tổng hợp và làm kinh tế của anh Lê Văn Thức là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ và tình hình thực tế tại nơi đây. Mong rằng, mô hình làm kinh tế của anh Thức sẽ tiếp tục phát triển bền vững, nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương; góp phần tích cực trong phát triển kinh tế và xây dựng Nông thôn mới hiện nay./.
     

Nguồn tin: Lê Na - Trung Tâm DVNN huyện Hậu Lộc
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14278


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình: thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (04/03/2021)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình thâm canh giống lạc mới L29 áp dụng biện pháp che phủ nilon (24/02/2021)
 Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết. (24/02/2021)
 Mô hình nuôi giun sản xuất phân bón hữu cơ (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy. (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình “liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (15/02/2021)
 Kỹ thuật vỗ béo bò thịt (29/01/2021)
 Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép. (26/01/2021)
 Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân (22/01/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang