Số lượt truy cập
Hôm nay 21642
Hôm qua 58866
Tuần này 185212
Tháng này 3223038
Tất cả 193018622
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 18/01/2021
Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trong chăn nuôi lợn

Thời gian qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp tái đàn, khôi phục đàn lợn. Việc tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh đều được thực hiện nghiêm theo quy định về chăn nuôi an toàn sinh học và điều kiện tái đàn lợn. Quá trình tái đàn lợn tại các trang trại, gia trại đều được UBND các xã, thị trấn kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để theo dõi nguy cơ của bệnh dịch.

Để kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch, bảo vệ đàn lợn, UBND huyện Như Thanh đã và đang chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn, nhất là công tác tái đàn lợn; kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với các hộ chăn nuôi không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi lợn, trường hợp tái đàn phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của chủ tịch UBND cấp xã. Cùng với đó, thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng tiêu diệt mầm bệnh theo quy định. Đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp phải thực hiện việc tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng liên tục 1 lần/tuần liên tục trong vòng 21 ngày kể từ khi có ổ dịch.

Người chăn nuôi xã Quảng Trường (Quảng Xương) phun hóa chất phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi quanh khu chăn nuôi, bảo đảm an toàn cho đàn lợn.

Thời gian qua, huyện Quảng Xương luôn tuân thủ, thực hiện nghiêm các giải pháp bảo đảm an toàn trong chăn nuôi lợn. Huyện đã chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp lợn không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch từ các tỉnh bị dịch vào địa bàn. Cùng với đó, chú trọng hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở chăn nuôi, nhất là công tác tái đàn, tăng đàn, kiên quyết không thực hiện tái đàn đối với những cơ sở chăn nuôi không bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý con giống, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống trên địa bàn tăng cường nhân giống, cung ứng con giống có chất lượng, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện tái đàn, tăng đàn. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp phát triển, bảo đảm an toàn trong chăn nuôi lợn, nên hiện đàn lợn trên địa bàn huyện Quảng Xương đạt 50.780 con, tăng 21.676 con so với năm 2019.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.182.000 con, tăng 569.700 con so với cùng kỳ. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đánh giá, hiện nguy cơ tiềm ẩn bùng phát các loại dịch bệnh vẫn còn cao, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đó, để chăn nuôi lợn phát triển bền vững, các địa phương, cơ sở và hộ chăn nuôi lợn cần tiếp tục chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh thông qua việc tăng cường quản lý con giống, tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng cơ sở, môi trường chăn nuôi định kỳ, thường xuyên. Quản lý chặt chẽ công tác vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn và các sản phẩm từ lợn. Cùng với đó, các địa phương cần khuyến khích các cơ sở chăn nuôi đầu tư sản xuất con giống, giới thiệu các cơ sở sản xuất con giống đạt chất lượng, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đồng thời, thực hiện việc kiểm dịch, lấy mẫu giám sát định kỳ, thường xuyên kiểm tra chất lượng con giống, tinh lợn đực giống, tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học./.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16990


Các tin khác:
 Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi (12/01/2021)
 Chủ động chống rét cho cây trồng, vật nuôi (30/11/2020)
 Tín hiệu tích cực từ thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi (03/11/2020)
 Đẩy mạnh tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm (26/10/2020)
 Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững: Nhìn từ hệ thống trang trại bò sữa Vinamilk (29/09/2020)
 Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững (16/09/2020)
 Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi (13/06/2020)
 Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (08/06/2020)
 Khôi phục 96% tổng đàn lợn (08/06/2020)
 Bảo đảm nguồn giống phục vụ tái đàn lợn (05/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang