Số lượt truy cập
Hôm nay 42972
Hôm qua 58866
Tuần này 206542
Tháng này 3244368
Tất cả 193039952
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 24/03/2020
Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Tỉnh ta có 14 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy phong phú về chủng loại song nhiều loại nông sản của tỉnh chưa tìm được thị trường tiêu thụ phù hợp; việc liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chưa thực sự bền vững. Do đó, tình trạng nông sản được mùa, rớt giá vẫn diễn ra thường xuyên. Trước thực trạng đó, việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại đồng bộ, như: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho logistics... là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh ta phát triển chưa đồng bộ. Số lượng hạ tầng bán lẻ, như: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh... tăng nhanh nhưng phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu và phát triển ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Tại khu vực nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt, siêu thị, trung tâm thương mại ít, chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Toàn tỉnh có 398 chợ, 5 trung tâm thương mại, 36 siêu thị, hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, chỉ có tại 116 chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh. Nguyên nhân là chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng chợ còn khiêm tốn so với các lĩnh vực khác. Ngoài ra, chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi.

Do đó, nhằm bảo đảm việc thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, góp phần hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản; trong đó, có sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp, Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng nhiều cơ chế, chính sách để phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại có tính chất trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như: Chợ đầu mối, trung tâm thương mại... Ngoài ra, thông qua các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác, tỉnh ta đã hỗ trợ các HTX nông nghiệp xây dựng được 5 cửa hàng trưng bày, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; 1 cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh... Bên cạnh đó, các cá nhân, HTX, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tự thân, nỗ lực để phát triển cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, góp phần hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản địa phương. Tiêu biểu, như: Công ty CP Thương mại Sao Khuê đầu tư hơn 200 gian hàng tiêu thụ gạo an toàn; Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư 60 cửa hàng giới thiệu, kinh doanh sản phẩm trên toàn tỉnh...

Bên cạnh việc xây dựng các điểm bán hàng nông sản, tỉnh còn giao các sở, ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản; tiếp tục đổi mới cơ chế gắn kết giữa các “nhà” trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản... Song, thực tế cho thấy, chỉ những loại nông sản được sản xuất theo những tiêu chuẩn cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mới có khả năng tiêu thụ tại các cơ sở được đầu tư có tính chất trọng tâm, trọng điểm. Còn đa phần các cơ sở, người dân tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chủ yếu qua hệ thống chợ truyền thống và thương lái, tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất nông sản vẫn diễn ra.

Rõ ràng, việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại là rất cần thiết để tạo cơ sở tiêu thụ sản phẩm nông sản thuận lợi, nhất là những sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tiếp tục củng cố, nâng cấp, phát triển chợ truyền thống, kết hợp từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của chợ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của người dân.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11354


Các tin khác:
 Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp (20/03/2020)
 Hướng dẫn cài đặt ứng dụng app NCOVI và sử dụng khai báo y tế (20/03/2020)
 Baó cáo Kết quả triển khai và thực hiện thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019; Nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 (20/03/2020)
 Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực (18/03/2020)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với chính quyền TP Sầm Sơn (17/03/2020)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với chính quyền TP Sầm Sơn (17/03/2020)
 Thanh Hóa không còn bệnh dịch tả lợn Châu Phi (13/03/2020)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước tại huyện Ngọc Lặc (13/03/2020)
 Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 (13/03/2020)
 Tiếp tục thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp (12/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang