Số lượt truy cập
Hôm nay 284
Hôm qua 58866
Tuần này 163854
Tháng này 3201680
Tất cả 192997264
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 02/01/2020
Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh

Như chúng ta đã biết, bệnh dịch tả lợn Châu phi đã lan truyền từ Châu Phi sang châu Âu và hiện đang tàn phá ngành công nghiệp chăn nuôi lợn trị giá hàng tỷ USD của các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, một thảm họa chưa từng có đã khiến Trung Quốc và Việt Nam tiêu hủy hàng triệu con lợn và việc ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi là không hề dễ dàng.

Sức đề kháng của vi rút gây ra bệnh này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm qua. Người ta đã chứng minh rằng vi rút này có khả năng chống chịu cao với các điều kiện môi trường khác nhau:

-Sức đề kháng đối với các tác nhân vật lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫntồn tại, truyền nhiễm và cũng rất ổn định trong khoảng 14 tháng ở nhiệt độ 0-40C; Ở 37°C có thể tìm thấy dấu vết của vi rút sau 22 ngày, ở 56°C sau 1 giờ, nhưng ở 60°C không lâu hơn sau 15 phút. Đặc biệt, trong các mô cơ thể ở trạng thái đóng băng sâu (-700C) vi rút có thể tồn tại trong nhiều năm mà không mất hiệu giá.

- Sự sống sót của vi rút trong các chất bài tiết: trong phân vi rút có thể tồn tại trong thời gian ít nhất 11 ngày và có thể kéo dài tới 160 ngày ở nhiệt độ phòng; ở 40C vi rútvẫn truyền nhiễm trong 8 ngày và trong 3-4 ngày ở 37°C. Còn trong nước tiểu, người ta vẫn tìm thấy vi rút ở ngày thứ 15 trong điều kiện nhiệt độ 4°C, 5 ngày ở 21°C và 2 ngày ở 37°C.

- Sự sống sót của vi rút trong thịt sống và nội tạng: Người ta đã chỉ ta rằng trong thịt và nội tạng đông lạnh vi rút có khả năng tồn tại trong thời gian kéo dài từ 103 đến 118 ngày, thậm chí tới 1.000 ngày; trong thịt được lưu trữ ở 4-8°C,  vi rút  có thể được phát hiện trong khoảng thời gian từ 84 đến 155 ngày; trong lá lách bị nhiễm bệnh được lưu trữ trong tủ lạnh vẫn bị nhiễm trùng trong 204 ngày, nhưng khi được chôn trong đất ở độ sâu 8 cm, nó vẫn duy trì như vậy trong 280 ngày. Tủy xương (trong thịt có xương) vẫn truyền nhiễm trong 180 ngày, da và mỡ trong 300 ngày. Điều này giải thích tại sao vi rút lại xâm nhập vào các trang trại, vùng, lãnh thổ không có bệnh trước đó bởi nguyên nhân của vấn đề là do việc tiêu thụ, sử dụng thịt lợn bị ô nhiễm mầm bệnh.

-Sự tồn tại của vi rút trong thịt lợn: Các nghiên cứu liên quan đến sự sống sót của vi rút trong thịt lợn chế biến khô được giới hạn ở giăm bông, thịt thăn, thịt hun khói… và kết quả cho thấy vi rút vẫn có thể tồn tại tới 30 ngày. Trong thịt tươi được bảo quản ở 4- 6°C vi rút vẫn có thể tồn tại trong ít nhất 60 ngày, tuy nhiên thời gian giảm xuống còn 16 ngày khi nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ phòng. Với khả năng tồn tại trên, rất có thể những sản phẩm thịt lợn này là mối nguy cơ tiềm năng trong khu vực nuôi lợn. 

Với những đặc tính trên cho thấy vi rút có độc lực và độ bền cao. Mặt khác, một trong những lý do khiến mầm bệnh rất khó bị diệt trừ là vì nó dễ truyền bệnh, ngoài lây lan do tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, vi rút có thể lây lan gián tiếp thông qua động vật ăn thịt lợn, hoặc qua thức ăn, nước uống chứa vi rút, qua quần áo hoặc thiết bị bị ô nhiễm, qua không khí, côn trùng, động vật hoang dã…

- Lây truyền trực tiếp: Tiếp xúc trực tiếp giữa động vật bị bệnh và nhạy cảm đã nhiều lần được chứng minh là con đường lây truyền chính đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Các thí nghiệm gần đây được thực hiện với các chủng vi rútChâu Âu hiện tại cho thấy virus truyền nhiễm có thể được phát hiện trong máu, mũi, trực tràng, nước uống, phân và nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ tiếp xúc với không khí (không tiếp xúc trực tiếp giữa động vật ốm và khỏe mạnh) là đủ để phát triển một quá trình lâm sàng của bệnh ở lợn nhạy cảm. Không khí được lấy mẫu trong quá trình lây nhiễm thực nghiệm luôn có kết quả dương tính về mặt virus học trong 25 –30 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh.

- Lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với phương tiện,thức ăn và nước uống bị ô nhiễm vi rút: Vì vi rút được tiết ra và truyền lây qua các chất bài tiết, do đó nó dễ dàng gây ô nhiễm môi trường, sau đó có thể hoạt động như một nguồn virus. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng vi rút có thể dễ dàng lây truyền bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống hoặc phương tiện bị ô nhiễm như quần áo, giày dép, thiết bị, chất thải thực phẩm,v.v ... Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ dịch mới nổi lên ở Trung Quốc cách nhau hàng ngàn km có thể liên quan đến thức ăn bị ô nhiễm; hoặc tại Romania, có thể vi rút đã xuất hiện trong một trang trại chăn nuôi an toàn sinh học cao với quy mô 140.000 con lợn là có nguồn gốc từ nguồn nước bị ô nhiễm ở sông Danube gần đó.Theo các dữ liệu thực nghiệm và các phát hiện dịch tễ học gần đây ở Châu Âu và Châu Á, sự di chuyển đường dài (xuyên biên giới và xuyên lục địa) của vi rút với thức ăn và thành phần thức ăn bị ô nhiễm nên được coi là một phương thức lây lan vi rút, đặc biệt là trong các khu vực không có dịch bệnh.

- Sự lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với động vật chân đốt như các vectơ cơ học: Các nhà khoa học đã khẳng định ve mềm Ornithodoros spp đã được tìm thấy là ổ chứa virus chính ở châu Phi nơi chúng tham gia vào cái gọi là chu kỳ truyền vi rút gây bệnh giữa ve và các loài thú hoang. Còn đối với ve cứng có thể chỉ truyền bệnh cơ học tiềm năng chứ không phải là một vec tơ sinh học trong việc truyền bệnh giữa lợn rừng và lợn nuôi. Ngoài ve cứng, những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng Ruồi Stomoxys calcitrans (ruồi trang trại) cũng là 1 véc tơ truyền virut một cách cơ học trong 24 giờ sau khi tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, nhưng chỉ bằng đường uống. Tuy nhiên, sự phân tách không gian có khả năng hạn chế vectơ này và việc truyền bệnh trong đàn được coi là có thể xảy ra hơn so với truyền giữa các trang trại.

Có thể khẳng định, bệnh dịch tả lợn Châu phi hiện nay đang là dịch bệnh gây ra mối nguy hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Do chưa có vắc-xin hiệu quả, an toàn cũng như không có thuốc điều trị; đồng thời với sự hiện diện phổ biến của mầm bệnh trong môi trường (lợn khoẻ mang trùng, lợn rừng, động vật, côn trùng…), cũng như cách thức truyền bệnh và phương thức lây lan khác nhau nên phương pháp duy nhất để kiểm soát căn bệnh này là các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt. Những hiểu biết dịch tễ học về cách vi-rút có thể xâm nhập vào quần thể lợn nhạy cảm là rất quan trọng để đưa ra biện pháp để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, đồng thời giúp phát hiện, kiểm soát chúng ngay lập tức và thích hợp khi chúng xảy ra. Do đó, việc xác định các nguồn chứa mầm bệnh và đường lây truyền tiềm năng liên quan đến vi rút là đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh./.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18123


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây trồng vụ Đông 2019” tại Nga Sơn (11/12/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình sản xuất nghêu giống theo quy mô hàng hóa. (05/12/2019)
 Nâng cao vai trò khuyến nông trong nhân rộng các mô hình nông nghiệp (04/12/2019)
 Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ đông 2019 - 2020. (12/09/2019)
 Một số lưu ý khi sử dụng vacxin cho vật nuôi. (12/09/2019)
 Bệnh Marek, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp. (12/09/2019)
 Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản. (12/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang