Số lượt truy cập
Hôm nay 1546
Hôm qua 58866
Tuần này 165116
Tháng này 3202942
Tất cả 192998526
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 24/09/2012
Sâu bệnh hại cây đậu tương và biện pháp phòng trừ.

A. Bệnh hại.

1. Bệnh lở cổ rễ:

          - Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, đặc biệt phát sinh mạnh nhất trong điều kiện làm đất không kỹ, độ ẩm cao. Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.

          - Biệp  pháp phòng trừ:

          + Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất nếu vụ trước ruộng bị nặng.

          + Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm.

          + Khi bị bệnh nặng dùng các loại thuốc hoá học như: Anvil 5SC, Score 250EC, Cavil 50SC,…

2. Bệnh gỉ sắt.

          - Trong điều kiện nhiệt độ 22-24oC và ẩm độ không khí cao bệnh phát sinh mạnh nhất. Khi nhiệt độ trên 30oC, có mưa to xu hướng làm giảm bệnh. Bệnh gây hại nặng nhất ở vụ xuân, vụ hè thu, thu đông bệnh hại nhẹ.

- Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá bị vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt. Bệnh nặng làm giảm năng suất tử 20-50%, có ruộng mất trắng không cho thu hoạch.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn giống chống chịu bệnh

+ Bố trí thời vụ thích hợp

+ Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Callihex 5SC, Cavil 50SC, …

3. Bệnh thán thư

          - Bệnh hại từ giai đoạn cây con đến giai đoạn có hoa - quả. Bệnh hại nặng nhất trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt độ thấp. Khi ẩm độ dưới 80% bệnh có thể ngừng phát triển.

          - Trên lá vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh  kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

          + Khi bệnh chớm xuất hiện phải xử lý bằng các loại thuốc như: Somec 2SL, Diboxylin 2L,…

          Ngoài ra, cần quan tâm đến một số bệnh hại khác như: héo gốc mốc trắng, héo vàng, thối thân, héo xanh vi khuẩn và bệnh khảm lá (virus).

B. Sâu hại.

1. Sâu xám.

          - Gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ đông. Sâu thường cắn ngang thân làm cho gãy và chết.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non, chúng thường ẩn nấp ở độ sâu cách mặt đất 4-6cm.

          + Mật độ thấp thì bắt thủ công vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Mật độ cao phòng trừ bằng các loại thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran 3G,…

2. Ruồi đục thân.

          - Sâu non (giòi) phá hại nặng nhất vào tháng 3,4 và tháng 10, 11(vụ đông). Ruồi đục thân gây hại nặng nhất cho đậu tương đông và thu – đông (gây hại giai đoạn cây con).

          - Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, sâu non (giòi) phá hại ở các bộ phận của cây như: trên lá, thân.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Luân canh với các cây trồng khác như cây lúa nước, không nên trồng liên tiếp các loại cây ký chủ của ruồi như cây đậu xanh, đậu đen, đậu cô ve…

          + Xử lý đất trước khi gieo bằng các loại thuốc như: Basudin

          + Các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ ruồi như: Angun 5ME, Golnitor 50WDG, Soka 25EC,…

3. Sâu đục quả.

          - Sâu hại nặng ở giai đoạn quả non, sâu non đục khoét quả vào trong và ăn hạt, hạt đậu có thể bị ngậm khuyết hoặc rỗng hạt

          - Sâu non đục quả đậu tương còn có khả năng đục phá thân cây đậu tương làm cho cây sinh trưởng chậm hoặc chết khô.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Bố trí thời vụ hợp lý

          + Làm đất kỹ, có thời gian cho ngâm nước 2-3 ngày

          + Trước khi có quả non cần tiến hành phun bằng các loại thuốc như: Ammate 150SC, Silsau 3.6EC, Kuraba 3.6EC,…

          Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác cần quan tâm và có biện pháp phòng trừ như: rệp, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh và sâu cuốn lá./.

Nguồn tin: Chi cục BVTV
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 45843


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)


Các tin khác:
 Sử dụng phân bón lá cho lúa (23/06/2015)
 Sâu tơ hại rau và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
 Cách trồng bầu an toàn (23/06/2015)
 Một số sâu bệnh hại chính trên cây lúa và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang