Số lượt truy cập
Hôm nay 30935
Hôm qua 58866
Tuần này 194505
Tháng này 3232331
Tất cả 193027915
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 21/01/2021
Lasuco nỗ lực nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu

Trong thời gian tới, Lasuco đã xây dựng mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển, giữ vững tối thiểu 10.000 ha mía đứng, với sản lượng đạt từ 800.000 - 1.000.000 tấn, bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhà máy đường và nhà máy nước mía dinh dưỡng tế bào sản xuất từ 9 - 10 tháng.

Những ngày này, vùng mía Lam Sơn đang bước vào chính vụ thu hoạch. Triển khai từ cuối tháng 12-2020, đến nay, Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Lam Sơn - đơn vị thành viên của Lasuco đã phối hợp với các HTX, chủ hợp đồng thu hoạch được 25% diện tích mía nguyên liệu cho vụ ép 2020-2021. 

Lasuco nỗ lực nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu

Vùng ươm mía giống chất lượng cao tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn.

Anh Phạm Văn Văn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Lam Sơn, cho biết: Niên vụ 2020-2021, diện tích mía toàn vùng giảm chỉ còn hơn 4.000 ha. Bên cạnh đó, do thời tiết khắc nghiệt, hạn nhiều nên năng suất mía bình quân giảm và chỉ đạt 55-60 tấn/ha. Tuy nhiên, nhiều vùng mía quy mô lớn, đầu tư giống mới và ứng dụng các biện pháp thâm canh vẫn đạt năng suất 80 đến 100 tấn/ha. Có vùng đạt tới 120 tấn/ha như các xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), Thọ Thanh (Thường Xuân) và một số vùng đất bãi tại huyện Yên Định.

Tại HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Thọ Lâm, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), toàn bộ 113 ha mía nguyên liệu trước kia sản xuất nhỏ lẻ với hàng trăm hộ canh tác và tiêu thụ thông qua 24 chủ hợp đồng nay đã được dồn đổi, tích tụ và sản xuất qua 65 hộ trồng mía. Đại diện HTX này cho biết: Từ năm 2018 đến nay, HTX đã thực hiện quy hoạch lại vùng mía, đưa các giống mía mới được Lasuco nghiên cứu, như: VĐ-159, VĐ 00-236, VĐ 55, LS1 vào thay thế các giống cũ năng suất, chữ đường thấp. Quy trình canh tác cũng được chuẩn hóa lại với việc phát hiện bệnh sớm phòng trừ kịp thời. Do đó, chất lượng mía nguyên liệu tăng lên rõ rệt.

Để bảo đảm vùng nguyên liệu cho vụ ép 2021-2022 và đáp ứng nhu cầu sản lượng của Nhà máy Dinh dưỡng tế bào mía, hiện nay, Công ty TNHH MTV Nguyên liệu Lam Sơn đang triển khai kế hoạch trồng mới khoảng 8.500 ha. Để tạo điều kiện cho các hộ dân triển khai thuận lợi trồng mới, đơn vị đã phối hợp, bố trí phương tiện hỗ trợ người dân thu hoạch và vận chuyển mía về nhà máy. Đồng thời, ưu tiên thu mua những vùng mía chín sớm; phối hợp với các địa phương và chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án thanh toán để cho bà con nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất, xuống giống vụ mới.

Lasuco nỗ lực nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu

Nông dân xã Thọ Lâm xuống giống vụ mía niên vụ 2021-2022.

Được biết, để ổn định sản lượng vùng mía nguyên liệu trong thời gian tới, Lasuco đã xây dựng mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển, giữ vững tối thiểu 10.000 ha mía đứng, với sản lượng đạt từ 800.000 - 1.000.000 tấn, bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhà máy đường và nhà máy nước mía dinh dưỡng tế bào sản xuất từ 9 - 10 tháng. Cùng với mục tiêu về số lượng, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai vùng nguyên liệu gắn với thâm canh, áp dụng cơ giới hóa tối đa vào các khâu nhằm giảm giá thành sản xuất. Tạo điều kiện tốt nhất về đầu tư, cơ giới, vay vốn cho các hộ có điều kiện tích tụ đất đai trồng mía có diện tích từ 3 - 5 ha trở lên để yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

Bên cạnh đó, Lasuco sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nuôi cấy mô, chọn tạo các giống mía mới cho năng suất, chất lượng cao, chịu sâu bệnh tốt. Tập trung xây dựng thí điểm các mô hình từ 3 - 5 ha trở lên áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, ổn định thu nhập cho người dân. Khuyến khích và giao cán bộ nguyên liệu hợp tác với nông dân xây dựng các mô hình thâm canh diện tích tối thiểu 3 ha/mô hình, trung bình 5 ha/mô hình. Tiếp tục đầu tư công nghệ ép, nâng cao năng lực thu hồi, đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía. Được biết, giá thu mua từ niên vụ 2021-2022 trở đi sẽ được nâng lên 1.000.000 đồng/tấn mía chữ đường 10CCS .

Đại diện lãnh đạo Lasuco chia sẻ: Để ổn định diện tích vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh cần tạo cơ chế khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để hình thành cánh đồng lớn, thuận lợi cho cơ giới hóa đồng bộ và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân chuyển đất trồng cây hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía, giảm dần diện tích mía trên đồi cao, hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở vùng mía để xây dựng những cánh đồng mía năng suất, chất lượng và hiệu quả cao./.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15193


Các tin khác:
 Nông nghiệp là nền tảng và trụ đỡ cho nền kinh tế (20/01/2021)
 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân ở những xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (20/01/2021)
 Phát triển các cây trồng chủ lực (18/01/2021)
 Thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp (12/01/2021)
 Vụ đông trên những cánh đồng xứ Thanh (06/12/2020)
 Phát triển sản xuất để “nâng chất” nông thôn mới (01/12/2020)
 Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lúa, gạo (01/12/2020)
 Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông (01/12/2020)
 Thanh Hóa ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 (10/11/2020)
 Để ngành nông nghiệp phát triển an toàn (03/11/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang