Số lượt truy cập
Hôm nay 7997
Hôm qua 58866
Tuần này 171567
Tháng này 3209393
Tất cả 193004977
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 04/05/2020
Giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm sản xuất nông nghiệp

Các sở, ngành, các địa phương, các đơn vị có liên quan đã và đang triển khai thực hiện việc bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nhu cầu sinh trưởng cho diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân và vụ mùa năm 2020; chủ động trong công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ nay đến giữa tháng 5-2020, tổng lượng mưa ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN); mực nước sông trung bình các tháng phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN cùng kỳ. Lượng dòng chảy cơ bản trên các sông chính trong mùa cạn năm 2020 thiếu hụt so với TBNN cùng kỳ từ 10 - 40%. Tình hình xâm nhập mặn trên các sông xuất hiện sớm, sâu hơn so với cùng kỳ, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa từ 20-25 km. Ngoài ra, hiện trên địa bàn tỉnh có 262/610 hồ chứa tích đầy nước và 348 hồ chứa có mực nước thấp hơn thiết kế từ 2-5m; trong đó, 24 hồ dưới mực nước chết; số hồ đầy nước và lượng nước tích trong hồ đều nhỏ hơn so với cùng kỳ... Với thực trạng nguồn nước hiện tại và nhận định khí tượng thủy văn, việc thiếu nước gây khô hạn, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện sớm và tăng cao trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh thiếu nước vụ chiêm xuân và vụ mùa năm 2020 từ 35.000 ha - 40.000 ha/203.000 ha; trong đó, diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 15.907 ha - 23.165 ha và tập trung vào các khu vực (vùng tưới hồ, đập lớn từ 5.575 ha - 8.443 ha; vùng tưới bằng bơm điện từ 6.355 ha - 9.198 ha; vùng tưới bằng hồ, đập, công trình thủy lợi nhỏ miền núi và trung du 3.977 ha - 5.524 ha). Trong đó, các vùng có diện tích thiếu nước nhiều, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, như: Vùng tưới hệ thống Bái Thượng, diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 3.913 ha - 4.816 ha và tập trung ở vùng đuôi kênh. Vùng tưới hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã, diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 1.262 ha - 3.063 ha và tập trung ở những vùng đuôi kênh. Vùng tưới bằng trạm bơm điện, vùng ven biển, diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 4.847 ha - 7.191 ha và tập trung ở vùng đuôi kênh, các chân ruộng cao khó tưới. Vùng tưới lấy nước trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày, diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 1.508 ha - 2.007 ha. Vùng tưới bằng hồ, đập, công trình thủy lợi nhỏ miền núi và trung du, diện tích có khả năng thiếu nước và xảy ra hạn từ 3.977 ha - 5.524 ha, tập trung ở một số huyện, như: Tĩnh Gia 590 ha, Triệu Sơn 540 ha, Nông Cống 503 ha, Như Thanh 416 ha, Ngọc Lặc 402 ha, Thường Xuân 385 ha, Thọ Xuân 293 ha, Vĩnh Lộc 230 ha, Như Xuân 201 ha, Bá Thước 200 ha...

Công nhân Chi nhánh Thủy nông Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) vớt bèo cống Ngọc Giáp để bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm sản xuất nông nghiệp, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn; kiểm tra, nắm chắc tình hình nguồn nước, khu tưới, đánh giá, cân đối khả năng cấp nước của từng công trình đầu mối và đã xây dựng, triển khai kế hoạch bố trí lịch thời vụ phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Phân phối nước hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở kế hoạch tưới được xây dựng bảo đảm lịch cấp nước cho hệ thống, tránh tình trạng tranh chấp nước trên hệ thống, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí. Đóng, mở cống ở các cửa sông, cửa biển hợp lý để giữ nước ngọt, ngăn nước mặn; xác định chính xác độ mặn để có kế hoạch lấy nước tưới phù hợp và biện pháp xử lý nhiễm mặn kịp thời. Bảo đảm nguồn điện cho các trạm bơm chịu ảnh hưởng của thủy triều, xâm nhập mặn vận hành. Nắm bắt kịp thời lịch vận hành phát điện của các nhà máy thủy điện để chủ động vận hành các trạm bơm trên dòng chính sông Mã bảo đảm lấy, trữ nước phục vụ tưới và chống hạn. Vùng tưới bằng hồ, đập, công trình thủy lợi nhỏ miền núi và trung du: Các hồ chứa đã tích đầy nước đã và đang thực hiện tưới theo kế hoạch, tiết kiệm ngay từ đầu vụ để dành nước cho thời gian cuối vụ chiêm xuân và đầu vụ mùa. Đối với các hồ chứa tích đầy nước, thực hiện có hiệu quả việc cân đối, rà soát diện tích tưới để có kế hoạch chuyển đổi sang trồng màu và các loại cây trồng khác sử dụng ít nước.

Các địa phương, đơn vị thủy nông tiếp tục triển khai thực hiện nạo vét kênh dẫn, cửa lấy nước để trữ nước phục vụ công tác tưới và chống hạn. Đồng thời, đã và đang chủ động duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị của các trạm bơm điện, nhất là các trạm bơm được đưa vào kế hoạch tưới thay thế bằng hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã để phục vụ chống hạn. Đối với các trạm bơm không còn khả năng bơm, các đơn vị vận hành đã lắp đặt máy bơm có cột nước cao để thay thế các máy bơm cũ nhằm bơm nước chống hạn bảo đảm kịp thời. Lắp đặt máy bơm dầu, máy bơm dã chiến để bơm nước phục vụ công tác chống hạn, khi mực nước trong hồ, đập nhỏ miền núi và trung du xuống thấp hơn mực nước chết cũng đã được triển khai thực hiện kịp thời. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh để kịp thời cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất. Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, điều hành công tác chống hạn và xâm nhập mặn; rà soát, bổ sung kế hoạch chi tiết, cụ thể đến từng vùng. Đồng thời, huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25442


Các tin khác:
 Dự án xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở đê hữu sông Chu qua xã Thọ Hải đạt hơn 30% khối lượng thi công (03/05/2020)
 Bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất trong kỳ nghỉ lễ (29/04/2020)
 Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm nước tưới cho lúa (27/04/2020)
 Vi phạm trên các công trình thủy lợi - cần làm rõ trách nhiệm (20/04/2020)
 Triển khai các giải pháp phòng, chống hạn cho khoảng 25.000 ha lúa đông xuân (23/03/2020)
 Chủ động đối phó với nguy cơ khô hạn cây trồng ở khu vực miền núi và trung du (11/03/2020)
 Đồng chí Đặng Tiến Dũng Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và chỉ đạo các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại huyện Tĩnh Gia (27/02/2020)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra sản xuất và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại các huyện Hà Trung và Nga Sơn (05/02/2020)
 Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019-2020 (04/12/2019)
 Tin Bão khẩn cấp cơn bão số 5 (tên quốc tế Matmo) (30/10/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang