Số lượt truy cập
Hôm nay 24160
Hôm qua 58866
Tuần này 187730
Tháng này 3225556
Tất cả 193021140
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 08/05/2018
Tập trung bảo vệ lúa vụ Chiêm xuân 2017 - 2018.

Hiện nay các trà lúa vụ Chiêm Xuân 2017-2018 đang ở thời kỳ trỗ - chín, đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ thành quả sản xuất. Tuy nhiên từ đầu tháng 5 đến nay diễn biến thời tiết có nhiều bất thuận, nền nhiệt độ cao, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là rầy nâu và rầy lưng trắng, đạo ôn cổ bông… nếu không có biện pháp bảo vệ thì dễ bị thất thiệt do sâu bệnh gây ra. Vì vậy để vụ lúa Chiêm Xuân đạt năng suất và sản lượng cao, cần tập trung bảo vệ lúa vào thời điểm cuối vụ.

Ảnh: Ruộng lúa bị rầy nâu gây hại cuối vụ

1. Đảm bảo đủ nước trong ruộng để lúa trỗ bông thuận lợi và hạn chế sâu bệnh phát sinh thành dịch.

2. Thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời theo từng đối tượng gây hại. Không bón thêm đạm, chất kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá đối với những ruộng lúa đang nhiễm bệnh và thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với rầy nâu và rầy lưng trắng: Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm, nếu không phòng trừ kịp thời dễ làm lúa bị cháy và thất thu hoàn toàn. Vì vậy cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện ổ rầy sớm, nhất là trên các giống nhiễm, giống lúa chất lượng, vị trí trũng nước trong ruộng và các điểm bị cháy rầy trước đây. Khi lúa đang ở giai đoạn ôm đòng, nếu mật độ rầy trên 20 con/khóm, 2-3ổ trứng/khóm tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn mạnh như: Actara 25WG, Sutin 50SC, Conphai 10WP, Confidor 700WG, Actador 100WP, Chess 50WG, Vipsuper 30WP ….Trên diện tích lúa đã trỗ bông, khi mật độ rầy trên 750 con/m2 trở lên, cần phải phun trừ triệt để bằng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như Bassa 50EC, Dragon 585EC, Azoda 250 EC, Victory 585SE, siêu rầy…trước khi phun cần tiến hành rẽ lúa thành băng rộng 0,8-1m và phun trực tiếp vào gốc lúa. Phun tối thiểu là 4 bình nước thuốc đã pha/sào, tiến hành phun kép (2 lần), lần 2 cách lần 1 khoảng 5-6 ngày để trừ rầy hiệu quả. Nếu mật độ rầy cao trên 1.500 con/m2 có thể kết hợp cả 2 loại thuốc tiếp xúc và nội hấp trên để phun trừ. Đảm bảo nước trong ruộng để phun trừ rầy nâu hiệu quả.

- Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: trên diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá trước đây, nếu chưa phun trừ triệt để bệnh sẽ tồn tại và gây hại trên cổ bông, do đó cần phun phòng bằng các loại thuốc: Katana 20SC, Filia 525EC, Kabim 30WP, Trizole 25WDG, Bemsuper 750ƯP, Bump 650WP, Fuji one 40WP…nên tiến hành phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày; lượng thuốc phun tối thiểu 3 bình nước thuốc 10-12 lít đã pha/sào, tiến hành phun vào buổi chiều mát.

- Đối với bệnh khô vằn: xuất hiện và gây hại chủ yếu trên chân ruộng xanh tốt bón nhiều đạm. Khi tỷ lệ bệnh trên 20% số dảnh thì tiến hành phun trừ bệnh bằng các loại thuốc hoá học như: Nativo 750 WG, Cavinl 50WP, Calidan 262.5 SC, Validacin 5L, Moren 25 WP….

Khi sử thuốc BVTV cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn mác bao bì và theo sự hướng dẫn của cán bộ địa phương để hiệu quả phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Nguồn tin: Trịnh Hà - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14015


Các tin khác:
 Một số giải pháp nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (02/04/2018)
 Tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân (29/03/2018)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ xuân hè (22/03/2018)
 Tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ xuân 2018 (19/03/2018)
 Chọn và thả tôm giống trong vụ xuân hè 2018 (15/03/2018)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/03/2018)
 Một số lưu ý trong chăm sóc bảo vệ lúa xuân 2018 thời kỳ đẻ nhánh (23/02/2018)
 Phòng, chống rét cho cây rau màu vụ Đông Xuân 2017 - 2018 (16/01/2018)
 Chăm sóc và chống rét cho mạ vụ chiêm xuân 2017-2018 (09/01/2018)
 Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao (09/01/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang