Số lượt truy cập
Hôm nay 119490
Hôm qua 58866
Tuần này 283060
Tháng này 3320886
Tất cả 193116470
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 02/04/2018
Một số giải pháp nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ven biển thanh hóa chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm gia tăng sự thay đổi các yếu tố môi trường ao nuôi( PH, độ mặn…vv...), tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và rủi do trong nuôi trồng thủy sản nông hộ. Vì vậy lựa chọn hình thức nuôi, đối tượng, mùa vụ nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu là vấn đề đã và đang đặt ra.

Trên cơ sở khoa học đã được nghiên cứu và kết quả ứng dụng triển khai xây dựng mô hình trong những năm gần đây, có thể tổng kết thực tiễn, một số giải pháp kỹ thuật then chốt sau:

+ Cải tạo ao nuôi: Trước vụ nuôi phải cải tạo ao nuôi, tu sửa bờ ao, chống rò rỉ, làm sạch ao đầm, cày ải đáy ao, bón phân hữu cơ 20-30 kg/100 m2, bón vôi 7-10 kg/100 m2, phơi đáy 5-7 ngày, lấy nước vào ao nuôi 20-30 cm, diệt tạp bằng saponin hoặc khô dầu sở 10-15 kg/ 1000 m3, gây nuôi thức ăn tự nhiên cho ao nuôi.

+ Về hình thức nuôi: toàn tỉnh có hơn 4300 ha nuôi vùng triều với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, quy mô các ao nuôi  đa số từ 1 ha- 5 ha, năng lực và khả năng đầu tư của hộ nuôi còn nhiều bất cập vì vậy với thực trạng trên, bà con nên chọn hình thức nuôi xen ghép hoặc nuôi luân canh các đối tượng thủy sản.

+ Về đối tượng nuôi: Đối tượng nuôi thủy sản vùng ven biển rất đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, năng lực đầu tư và nhu cầu của thị trường, bà con có thể lựa chọn một trong các đối tượng nuôi như sau:

- Đối với diện tích quy mô nhỏ từ 500- 3000 m2, bà con nên lựa chọn các đối tượng nuôi là giống cá biển như: Cá Hồng mỹ, cá vược, cá Mú…vvv. Với năng suất 5-7 tấn/ha, mức độ đầu tư vốn lưu động 15-17 triệu/sào ao ( 500 m2), doanh thu 30-35 triệu/ năm/ sào ao , lợi nhuận có thể đạt 15-17 triệu/năm/ sào ao ( chưa tính công lao động).

- Đối với diện tích quy mô 0,5-2 ha, bà con có thể lựa chọn hình thức nuôi bán thâm canh, đối tượng nuôi chính là tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng đã được ương nuôi, nuôi xen ghép với cá đối mục hoặc cá rô phi kết hợp với cua xanh. Mật độ nuôi và công thức xen ghép: Tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng cỡ 2-3 cm, số lượng 5-7 vạn/ha + cá rô phi hoặc đối mục cỡ 5-6 cm, số lượng 2000-3000 con/ha + cua xanh 1000-2000 con/ha. Hình thức nuôi này bà con phải quản lý tốt các yếu tố môi trường và đầu tư thêm thức ăn công nghiệp, nhất là ở 2 tháng nuôi cuối cùng.

- Đối với diện tích quy mô 2 - 5 ha, bà con có thể lựa chọn hình thức nuôi quảng canh cải tiến, đối tượng nuôi chính là tôm sú nên được ương nuôi, nuôi xen ghép với cá đối mục hoặc cá rô phi kết hợp với cua xanh. Mật độ nuôi và công thức xen ghép: Tôm sú cỡ 2-3 cm, số lượng 3-4 vạn/ha + cá rô phi hoặc đối mục cỡ 5-6 cm, số lượng 1000-2000 con/ha + cua xanh 1000-2000 con/ha. Hình thức nuôi này bà con phải quản lý tốt các yếu tố môi trường, gây nuôi thức ăn tự nhiên và bổ xung thức ăn như giắt, gion, cá tạp…ở tháng nuôi cuối cùng.

+ Về quản lý môi trường và gây nuôi thức ăn tự nhiên:

Hàng tuần bà con Định kỳ bón đolomit hoăc bột đá vôi với lượng 500-700 kg/ha/tuần để ổn định độ Ph và kích thích gây mầu nước, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm cá.

- Sử dụng 10kg bột cám + 0,5 kg rỉ đường (đường đen) + 0,5 lít EM + 2 viên men rượu + 3 lít nước. Trước tiên hoà đường tan hết trong nước, cho EM vào hỗn hợp nước đường, men rượu đập mịn tất cả cho vào cám trộn đều cho vào xô nhựa ủ, đậy nắp lại sau 5 ngày sẽ lên men thơm, trên mặt xuất hiện lớp mốc trắng là được. Sử dụng nguyên liệu này để gây nuôi tức ăn tự nhiên.

- Định kỳ 7 - 10 ngày/lần với lượng 2lít E.M - ST/1.000 m3 nước ao (pha loãng khi tạt).

+ Về quản lý thức ăn và phương pháp cho ăn:

- Đối với ao nuôi quảng canh cải tiến, mật độ nuôi thấp bà con chỉ cần quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, gây nuôi thức ăn tự nhiên. Đến tháng nuôi thứ 3 bà con đánh giá ước lượng mật độ và tỷ lệ sống để quyết định đầu tư thức ăn.

- Đối với ao nuôi bán thâm canh, tháng nuôi thức nhất, tập trung công tác quản lý môi trường và nuôi cấy thức ăn tự nhiên, sang tháng nuôi thứ 2, đánh giá tỷ lệ sống và đầu tư thêm thức ăn cho tôm, cá. Lượng thức ăn từ 4-3% tổng trọng lượng tôm, cá trong ao. Sử dụng sang cho tôm ăn để theo rõi, điều chỉnh lượng thức ăn, số lượng 4-6 cái/ha. Lượng thức ăn cho vào sàng chiếm 2-3% tổng lượng thức ăn trong lần cho ăn.

+ Về quản lý dịch bệnh: Trong nuôi tôm thương phẩm việc phòng bệnh là tối cần thiết, khi tôm bị nhiễm bệnh khó chữa trị vì tôm sống trong môi trường nước và chữa trị thường ít hiệu quả và tốn kém. Biện pháp phòng bệnh là làm tốt các khâu loại bỏ mầm bệnh có trong nguồn nước và có trong ao do các ký chủ mang mầm bệnh (cua,còng,ốc, cá).

- Lựa chọn con giống khoẻ mạnh, có chất lượng tốt, không có mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, Taura và MBV cũng như các bệnh khác.

- Các chỉ số môi trường ổn định, không tăng, giảm đột biến. Chú trọng chỉ số oxy trong khoảng thời gian 4-6giờ sáng, đảm bảo luôn luôn >4mg/l .Không đê xảy ra tảo chết đột ngột.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường ao, giảm độc tố trong ao, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh .

- Sử dụng một số hoá chất phòng bệnh khi cần thiết.

+ Thu hoạch: Khi tôm đạt đến kích cỡ thương phẩm, nên thu hoạch tỉa dần bằng chài, lưới với phương châm “ xanh nhà hơn già đồng”, thu tỉa để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi do.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Ảnh: Thu hoạch cá rô phi trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, cá rô phi ở xã hoằng Đại, TP Thanh Hóa.

Ảnh: Thu tỉa tôm trong mô hinh nuôi tôm xen ghép cá rô phi tại xã Hoằng Đại, TP Thanh Hóa.

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14249


Các tin khác:
 Tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân (29/03/2018)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ xuân hè (22/03/2018)
 Tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ xuân 2018 (19/03/2018)
 Chọn và thả tôm giống trong vụ xuân hè 2018 (15/03/2018)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/03/2018)
 Một số lưu ý trong chăm sóc bảo vệ lúa xuân 2018 thời kỳ đẻ nhánh (23/02/2018)
 Phòng, chống rét cho cây rau màu vụ Đông Xuân 2017 - 2018 (16/01/2018)
 Chăm sóc và chống rét cho mạ vụ chiêm xuân 2017-2018 (09/01/2018)
 Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao (09/01/2018)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. (09/01/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang