Số lượt truy cập
Hôm nay 29254
Hôm qua 39190
Tuần này 133958
Tháng này 3171784
Tất cả 192967368
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 08/07/2020
Ghi nhận từ những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến

Chúng tôi đến xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) vào thời điểm bà con nông dân vừa kết thúc vụ sản xuất đông xuân 2019-2020 và đang bước vào sản xuất vụ thu mùa 2020. Trên cánh đồng trồng rau màu có quy mô 90 ha thuộc đất sản xuất của các xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vĩnh Quang, đâu đâu cũng vang lên tiếng kêu xình xịch của những chiếc máy làm đất, hình ảnh hối hả của bà con nông dân đang nhanh tay xuống giống ngô ngọt, bảo đảm tiến độ sản xuất của toàn HTX.

Ông Phạm Văn Thụ, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vĩnh Quang, cho biết: Đây là năm thứ 6 HTX liên kết với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sản xuất ngô ngọt để phục vụ chế biến các sản phẩm nông sản cho công ty. Việc liên kết sản xuất được thực hiện theo phương thức công ty cung ứng vật tư cũng như chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ thu mua và vận chuyển toàn bộ sản phẩm ngay tại ruộng để đưa về chế biến. Với mỗi ha trồng ngô ngọt, năng suất ước đạt từ 17 đến 19 tấn/vụ, lợi nhuận đạt khoảng 40 đến 50 triệu đồng/ha/vụ. So với diện tích trồng ngô đại trà, không được liên kết thì lợi nhuận diện tích trồng ngô ngọt có liên kết phục vụ chế biến cao hơn khoảng 10 đến 15 triệu đồng/ha/vụ. Đáng chú ý, do sản phẩm ngô ngọt được trồng chủ yếu phục vụ chế biến của doanh nghiệp, nên trong suốt 6 năm qua, với 15 vụ thực hiện liên kết sản xuất ngô ngọt, chưa khi nào xảy ra tình trạng sản phẩm sau thu hoạch bị ứ đọng, ngưng trệ.

Diện tích liên kết sản xuất khoai lang phục vụ chế biến tại xã Nga Phượng (Nga Sơn).

Không chỉ HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vĩnh Quang, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện đang phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng phục vụ chế biến, trên cơ sở đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hiện, toàn huyện có 300 ha đất chuyên sản xuất các loại cây trồng phục vụ chế biến theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Nhiều năm liền, trên chân đất của cánh đồng chuyên trồng màu ở nhiều xã của huyện Nga Sơn chỉ được bà con nông dân sử dụng để trồng các loại cây trồng truyền thống, như: Ngô lấy hạt, su hào, cải bắp... để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản xuất; đồng thời, thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân, năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn, phối hợp với Công ty CP Sản xuất chế biến nông sản và Vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, xã Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) triển khai trồng khoai lang phục vụ chế biến tại 2 xã Nga Yên và Nga Phượng, với diện tích 10 ha và sản xuất 3 vụ trong năm. Do sản xuất theo đơn đặt hàng trước của doanh nghiệp, nên quá trình sản xuất đều được bà con nông dân tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã được chuyển giao trước đó. Vì vậy, 1 ha trồng khoai lang đạt năng suất 30-35 tấn/ha/vụ, lợi nhuận đạt khoảng 60 triệu đồng/ha/vụ.

Những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế và tính bền vững. Do vậy, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương đều chú trọng định hướng cho bà con nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây trồng phục vụ chế biến, đạt giá trị kinh tế cao. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, toàn tỉnh có hơn 17.150 ha rau màu được liên kết với các doanh nghiệp phục vụ chế biến các sản phẩm nông sản. Trong đó, nhóm khoai tây, cà chua, bí xanh, hành, tỏi, rau màu khoảng 5.000 ha; nhóm ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt sử dụng vào chế biến khoảng 9.000 ha... Diện tích trồng các loại cây rau màu chế biến được liên kết sản xuất với các doanh nghiệp đều đạt lợi nhuận từ 180 đến 250 triệu đồng/ha/năm.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25503


Các tin khác:
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (05/06/2020)
 Huyện Bá Thước phát triển sản phẩm OCOP (04/06/2020)
 Năng lực của ngành chế biến lâm sản còn nhiều hạn chế (02/06/2020)
 Lấy HTX làm “hạt nhân” phát triển nông nghiệp hàng hóa ở cấp xã (26/05/2020)
 Tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (12/05/2020)
 Tham gia Chương trình OCOP hướng đi mới của kinh tế hợp tác xã (04/05/2020)
 Toàn tỉnh gieo trồng được hơn 800 ha dưa các loại (03/05/2020)
 Tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 (01/05/2020)
 Thanh Hóa ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực (01/05/2020)
 Toàn tỉnh có 1.127 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (30/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang