Số lượt truy cập
Hôm nay 53604
Hôm qua 39190
Tuần này 158308
Tháng này 3196134
Tất cả 192991718
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 20/07/2018
Biện pháp khắc phục cho cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão

 Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa to gió lớn ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa đã làm nhiều diện tích lúa và màu trên địa bàn tỉnh ta bị ngập lụt. Đây là thời điểm lúa vụ Mùa trên đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, nhiều địa phương lúa đang ở thời kỳ bén rễ hồi xanh, cây vụ hè thu đang ở thời điểm cho thu hoạch, nếu bị ngập úng lâu ngày nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng.

Để giảm thiểu thiệt hại, trước mắt các địa phương cần chủ động trong việc khơi thông dòng chảy, rút nước trong ruộng để tránh tình trạng ngập úng kéo dài, sau khi nước rút cần kiểm tra tình hình sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với cây lúa diện tích lúa đang ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. Mặc dù đây là thời điểm cây sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ ăn sâu, tuy nhiên nếu bị ngập lâu cây cũng dễ bị chết do bộ rễ kém phát triển, cây không quang hợp được, thân vóng mềm yếu. Do vậy bà con cần kiểm tra, sau khi nước rút nếu bộ rễ lúa vàng, lá còn xanh sau khi cây phục hồi bà con cần bón cần bổ sung mỗi sào từ 15-20 kg lân super kết hợp làm cỏ sục bùn, phun bổ sung dinh dưỡng qua lá chứa vi lượng để kích thích bộ rễ phát triển giúp cây nhanh chóng phục hồi, tuyệt đối không được bón thêm đạm.

Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh. Thời điểm này cây đang còn non yếu dễ bị tổn thương. Sau khi nước rút, gữi mực nước nông từ 2-3cm trong ruộng để cây lúa không bị nghiêng đổ, thuận lợi cho quá trình chăm sóc và đẻ nhánh. Tổ chức chắm dặm để đảm bảo mật độ. Những diện tích đã bón thúc đẻ nhánh bà con cần bổ sung mỗi sào từ 15-20 kg lân super, phun bổ sung dinh dưỡng qua lá để kích thích bộ rễ phát triển, kết hợp bón phân với làm cỏ sục bùn.. Những diện tích sau cấy chưa kịp bón thúc đẻ nhánh, sau khi cây phục hồi, sử dụng phân chuyên dùng bón thúc chất lượng cao như 16.16.8, 15.15.15, lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng phân đơn với lượng 4-5 kg ure + 3-4 kg kali/sào, kết hợp bón phân với làm cỏ sục bùn, đồng thời phun bổ sung một số dinh dưỡng chứa vi lượng để kích thích cho bộ rễ phát triển, giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi.

Nếu diện tích lúa bị ngập lâu ngày, bộ rễ đen, lá úa không có khả năng phục hồi, thì tùy vào diện tích bị mất để tính toán biện pháp khắc phục. Nếu chết dưới 70% bà con nên nhổ trồng dồn, tỉa nhánh ở những ruộng cùng giống, cùng thời gian sinh trưởng để chắm dặm đảm bảo mật độ. Nếu chết trên 70%, sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, cày bừa phơi đất, xử lý đất bằng vôi bột 15-20kg/sào hoặc một số chế phẩm xử lý đất như Pennac P, EM, Trichoderma….nếu chủ động về giống lúa có thể tiến hành gieo sạ lại hoặc trồng một số cây vụ đông sớm từ tháng 8 đến 5/9 như ngô, đậu tương, dưa, rau màu, bầu bí các loại hoặc một số giống vụ đông có khả năng chịu nhiệt như cà chua, cải bắp, xu hào…..

Đối với diện tích rau màu bị ngập lụt, cần tận thu sớm những bộ phận cho năng suất như lá, củ, quả, tỉa bớt những lá gốc bị ảnh hưởng, phun phòng bệnh lỡ cổ rễ, vàng lá, thối thân bằng các loại thuốc đặc trị, đồng thời sử dụng một số chế phẩm xử lý đất, nấm bệnh trên ruộng như Trichoderma, BT….khi đất ráo, se mặt, cây phục hồi tiến hành xới xáo nhẹ, bón bổ sung lân, kali và vi lượng kết hợp vun luống để cây tiếp tục sinh trưởng phát triển. Những diện tích không có khả năng phục hồi, cần xử lý đất, làm phơi đất và tiến hành gieo trồng lại để đảm bảo thời vụ.

Nguồn tin: Trịnh Hà - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14739


Các tin khác:
 Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão (19/07/2018)
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
 Kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm he chân trắng trong bể xi măng tại xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia. (03/07/2018)
 Phát triển nghề nuôi cá lồng bè vùng ven biển Thanh Hóa (03/07/2018)
 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu. (03/07/2018)
 Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018. (02/07/2018)
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
 Một số lưu ý trong làm mạ và chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa (01/06/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang