Số lượt truy cập
Hôm nay 37564
Hôm qua 58866
Tuần này 201134
Tháng này 3238960
Tất cả 193034544
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 15/03/2018
Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa

Những năm vừa qua, Viêt nam là một trong 5 Quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thể hiện qua hình thức như: Rét đậm, rét hại kéo dài; Lũ tiểu mãn; Nắng nóng, hiện tượng nước biển dâng, mặn hóa vùng sản xuất nông nghiệp nhiều vùng ngập lụt... và đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành nông nghiệp nói chung nghề, nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Những năm gần đây thiệt hại do bệnh dịch, lũ lụt, nắng nóng xảy ra trong trong nuôi trồng thủy sản  đã làm giảm 75 – 80% sản lượng thu hoạch. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng suy giảm tới 60 – 70 %.Thanh Hóa là một trong những tỉnh nằm trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tác động của BĐKH lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng NTTS ven biển, nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển NTTS ven biển để ứng phó và giảm nhẹ BĐKH.. và xã Hoằgng phong là xã được dự án triển khai và nghiên cứu với mục tiêu  là: 

Nâng cao nhận thức của người dân qua năng lực họat động của cộng đồng nuôi tôm tại  địa phương,Tìm ra được các mô hình nuôi thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và thích ứng được với các diễn biến bất lợi của khí hậu, thời tiết và xâm ngập mặn.

Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng để cùng nhau đối phó với các thay đổi tiêu cực của thiên nhiên

Trang bị kiến thức và nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, thao diễn và hướng dẫn của chuyên gia, tham quan trong nước học tập kinh nghiệm.

- Bảo vệ, tái tạo và khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên

Chính vì vậy Năm 2015, Hội nghề cá thế giới phối hợp với Viện kinh tế quy hoạch thủy sản và Trung tâm Khuyến nông Thanh hóa nghiên cứu xây dựng mô hình” nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” tại xã Hoằng phong huyện Hoằng hóa, kết quả bước đầu của nghiên cứu đã xác định thêm đối tượng nuôi và hình thức nuôi mới, đó là cá rô phi đơn tính dòng cát phú có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, ăn tạp, ít dịch bệnh có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng cải thiện môi trường ao nuôi và hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại tăng 25-30% so với cách làm truyền thống.

Trên cơ sở đó, năm 2016, năm 2017 được sự giúp đỡ của Hội nghề cá thế giới, Viện kinh tế quy hoạch Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông và hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Hoằng phong, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nông nghiệp Thanh hóa tổ chức nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.Mô hình được nuôi thử nghiệm ở 3 địa điểm chính ở xã Hoằng Phong như: 5 hộ vùng ngoại đê ; 15 hộ vùng nội đê; 10 hộ nuôi ở vùng nhiễm mặn( độ mặn <5‰). Dự án hỗ trợ về tập huấn kỹ thụât, 50% con giống thả, hỗ trợ về kết nối thị trường. Kết quả sau 6 tháng triển khai mô hình;

+ Các hộ nuôi ở vùng Ngoại đê: Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,3con/m2, tôm sú: 5con/m2; cua xanh: 0,2con/m2 (cỡ cá rô phi thả: 110con/kg; tôm sú cỡ P23; cua xanh cỡ: 5cm/con). Trong quá trình nuôi các hộ chủ yếu dùng thức ăn tự nhiên trong ao với mục đích làm sạch ao nuôi như: rong nhớt; mành mành; rêu. Tuy nhiên  các hộ nuôi ở vùng ngoại đê do không kiểm soát được độ mặn nên tỷ lệ sống của cá rô phi thấp, nhưng số lượng cá rô phi còn lại cũng đã phát huy được vai trò như tác dụng  cải thiện môi trường ao nuôi, nâng cao tỷ lệ sống của tôm sú, cua xanh, năng suất tôm sú đạt 100-150kg, cua xanh 80-100 kg; cỡ tôm 20-30con/kg giá bán 250-300.000đồng /kg thu nhập tăng từ 20-30% so với những năm trước  không thả cá rô phi. Lợi nhuận tăng thêm  từ 40-45 triệu đồng/ha.

+ Các hộ nuôi ở vùng Nội đê:  Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,3con/m2, tôm sú: 5con/m2; cua xanh: 0,2con/m2( cỡ cá rô phi thả: 110con/kg; tôm sú cỡ P23; cua xanh cỡ: 5cm/con)..Các hộ thực hiện mô hình đạt hiệu qủa kinh tế gấp 3 lần so với hộ ngoài mô hình như:

 -  Nguồn thu  cá rô phi nuôi trong ao với hệ số thức ăn thấp ( nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao) và đồng thời nuôi cá rô phi giúp môi trường ao nuôi được cải thiện ; giảm dịch bệnh; giảm chi phí nhân công lao động để vớt rong nhớt; tăng tỷ lệ sống của tôm ; cua. Giá cá thương phẩm trong vùng cao hơn từ 10-15%.

+Các hộ nuôi ở nước nhiễm mặn: Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,5con/m2, tôm sú: 3con/m2. Trong quá trình nuôi các hộ dùng thức ăn công nghiệp hoàn toàn và tận dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi để nuôi cá, do vậy chi  phí giá thành cao hơn so với các hộ tận dụng được thức ăn tự nhiên trong ao ở vùng triều..Nhưng hiệu quả kinh tế  tăng từ 30-50% so với hộ nuôi nước ngọt không thực hiện mô hình.như: 

- Chọn lựa được giống cá là dòng cá Cát Phú có tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ lệ sống cao.

- Trong quá trình nuôi chủ hộ đầu tư thức ăn công nghiệp có hàm lượng độ đạm cao đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá, rút ngắn thời gian nuôi tránh được thời tiết biến động như rét đậm; cá kém ăn tỷ lệ hao hụt lớn...

Từ thành công của mô hình nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi đơn tính đã khuyến khích được bà con tham gia. Tại xã Hoằng phong, ngoài 25 hộ được sự hỗ trợ vật tư của dự án, đã có 13 hộ khác không được hỗ trợ 50% giống cá đã tham gia, ngoài ra đã có hơn 100 hộ trong toàn tỉnh cũng đã tự nguyện thả nuôi theo hình thức này như  Các xã Vùng triều như: xã Hoằng Yến; Hoằng Châu; Hoằng Phụ; Hoằng Lưu; Nga Tân; Quảng Chính; Quảng Trung; Quảng Khê..với diện tích nuôi lên tới 150ha.

Nguồn tin: Hoàng Thị Hằng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12888


Các tin khác:
 Một số lưu ý trong chăm sóc bảo vệ lúa xuân 2018 thời kỳ đẻ nhánh (23/02/2018)
 Phòng, chống rét cho cây rau màu vụ Đông Xuân 2017 - 2018 (16/01/2018)
 Chăm sóc và chống rét cho mạ vụ chiêm xuân 2017-2018 (09/01/2018)
 Một số giống bò lai chuyên thịt có giá trị kinh tế cao (09/01/2018)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018. (09/01/2018)
 Ghi nhận từ khóa tập huấn theo phương pháp FFS trên cây ngô (25/12/2017)
 "Đam mê cơ giới hóa và nông nghiệp công nghệ cao" của một nông dân Xứ Thanh (20/11/2017)
 Ý nghĩa của công tác tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. (10/11/2017)
 Hiệu quả mô hình ứng dụng đồng bộ các TBKHKT trong sản xuất lúa ở Thiệu Hóa (08/11/2017)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ sản xuất trong chăn nuôi gà thịt  (08/11/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang