Số lượt truy cập
Hôm nay 666
Hôm qua 58866
Tuần này 164236
Tháng này 3202062
Tất cả 192997646
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 03/11/2022
Một số biện pháp phòng chống sâu, bệnh hại Quế

Quế là cây bản địa đa tác dụng mang lại giá trị kinh tế cao. Sản phẩm quế chủ yếu là vỏ dùng để chưng cất tinh dầu dùng trong y học, chế biến bánh kẹo, rượu và bột gia vị. Giá vỏ quế rất cao (1 tấn vỏ khô tương đương 12-14 tấn gạo). Quế là một trong những loại cây phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi khai thác hầu như chúng ta khai thác toàn phần từ thân cây, vỏ cây, lá và quả. Tuy nhiên loài cây này vẫn bị một số loại sâu bệnh hại tấn công. Bởi vậy, cần có những biện pháp phòng chống sâu bệnh hại quế.

Dưới đây là nguyên tắc và các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại quế:

           Nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại quế:

Phòng chống sâu bệnh hại theo nguyên tắc phòng là chính; trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng chống tổng hợp, ưu tiên sử dụng biện pháp lâm sinh và sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học. Trường hợp thấy sâu bệnh hại nặng và bị trên diện rộng thì sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có trong danh mục cho phép; đảm bảo thời gian cách ly mới được khai thác, tỉa thưa rừng, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

            Một số biện pháp phòng chống sâu hại quế:

Ở giai đoạn vườn ươm: Ngắt bỏ những lá đã bị hại và tiêu hủy. Đảo bầu, phân loại và xếp dãn cách bầu cây để làm thông thoáng mật độ.

Ở giai đoạn rừng trồng: Trồng quế với mật độ hợp lý, phát dọn thực bì thường xuyên. Cuốc gốc xung quanh gốc cây vào mùa xuân để bắt nhộng hại sâu đục thân và sâu đo ăn lá quế.

Đối với Sâu đo ăn lá: Dùng bẫy đèn có tia UV để bẫy bướm, bắt sâu non vào sáng sớm, vào thời điểm cuối thu nên đào đất bắt nhộng hoặc dùng chế phẩm sinh học có hoạt chất Bacillus thuringiensis; nếu diện tích nhiễm sâu với mật độ cao dùng thuốc BVTV có hoạt chất Alpha - Cypermethrin để phun trừ.

Sâu đục thân cành: Dùng đèn bẫy bướm, phát dọn thực bì, chặt bỏ cây sâu hại, cuốc xung quanh gốc cây vào mùa xuân để diệt nhộng hoặc dùng thuốc BVTV có hoạt chất Fipronil, Cartap để diệt sâu non ở tuổi 1 và tuổi 2.Bọ trĩ hại quế: Dùng các bẫy dính màu vàng, màu xanh để thu hút bọ trĩ đậu vào giai đoạn vườn ươm hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học có thành phần Azadirachtin 0,3% hoặc thuốc có hoạt chất như: Spinetoram, Imidacloprid, Carbosulfan phun vào lúc cây ra lộc non.

Sâu xám sâu khoang hại quế: Dùng bẫy chua ngọt trừ ngãi hoặc sử dụng thuốc BVTV sinh học, thảo mộc có hoạt chất như Matrine, Polyphenol (chiết xuất từ bồ kết, hy thiêm, đơn buốt, cúc liên chi dại); Abamectin...

Bọ xít nâu sẫm: Bắt giết bọ xít khi mới nở còn sống tập trung, ngắt các ổ trứng Bọ xít hoặc dùng thuốc BVTV có hoạt chất Abamectin để phun trừ.

Sâu cuốn lá: Dùng bẫy đèn bẫy bướm. Có thể sử dụng chế phẩm tự nhiên để phun trừ các loại sâu hại từ gừng, tỏi, giềng, đường đỏ, hoặc thuốc hoạt chất Abamectin phun theo hướng dẫn sử dụng...

Sâu róm hại quế: Có thể sử dụng bẫy đèn để bẫy bướm ở pha trưởng thành hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học Delfin 32WG (vi khuẩn Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (vi khuẩn Bacillus thurigiensis và Granulosis virut)

Rệp hại quế: Kết hợp dung dịch thuốc lá + xà phòng + bột hoa cúc hoặc dùng thuốc có hoạt chất Profenofos Cypermethrin + Profenofos hoặc Imidacloprid; Spirotetramat; Dinotefuran Abamectin.

Một số biện pháp phòng chống bệnh hại Quế:

Cây Quế thường gặp những bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn gồm: bệnh khô lá, đốm lá, khô cành, tua mực rỉ sắt táo, thối cổ rễ hay chết héo; còn lại những bệnh khác chỉ gây thiệt hại cho cây Quế ở mức độ nhẹ, diện tích bị hại không lớn.

Khi thấy biểu hiện bệnh của cây nên nhổ bỏ cây bị chết, cắt bỏ những lá bị bệnh rồi tiêu hủy. Giãn cách mật độ cây con ở vườn ươm cho thông thoáng. Trồng ở nơi thoát nước, nhiều mùn và mật độ hợp lý, có thể trồng hỗn giao để giảm bệnh. Cần chú ý biện pháp liên hoàn từ khâu chọn giống đến khâu trồng và chăm sóc nhằm tăng khả năng chống chịu.

Đối với bệnh khô lá Quế: Loại bỏ lá bị bệnh ngay từ khi mới xuất hiện đốm bệnh, nếu còn có đốm bệnh thì phải tiến hành cắt tiếp lá bệnh, cắt bỏ cành bị bệnh nhặt hết lá rụng trên xuống, tăng cường che bóng, che gió cho cây. Bón phân, tưới nước đầy đủ và kịp thời, nên bón phân P, K.  Đầu mùa xuân, khi lá non mới nhú cần phun thuốc Booc đô 1% hoặc zineb0,2%, 7-10 ngày phun 1 lần, phun khoảng 2-3 lần.

Bệnh đốm lá và khô cành quế: Loại bỏ các lá bệnh để giảm nguồn lây nhiễm, trồng cây ở nơi thoát nước, nhiều mùn, mật độ trồng hợp lý. Có thể trồng hỗn giao theo đàm, xúc tiến khép tán sớm để giảm bệnh. Khi lá mới nhú, phát hiện có bệnh có thể phun thuốc Booc đô 1% hoặc Benlat 0,1% để hạn chế bệnh.

Bệnh tua mực: Chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức khỏe cây bị nấm, vi khuẩn hay địa y tấn công khi cây có sức sống kém. Chọn giống cây trồng khỏe mạnh để kháng bệnh. Chặt bỏ những cây, những cành bị bệnh. Chặt bỏ phần thân và cành có búi tua mực. Khi xuất hiện các tua mực, cần kiên quyết xử lý kịp thời, thu gom đốt, cây quế sẽ sinh chồi mọc tiếp. Cạo hết phần vỏ bị tua mực đen ra khỏi khu rừng và tiêu hủy, sau đó bôi dung dịch với vôi tôi lên trên

Bệnh thối rễ hay chết héo: Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất tố hợp dầu thực vật (TP-ZEP), Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP).

Bệnh rỉ sắt táo: Dùng thuốc trừ bệnh có gốc đồng như Booc đô để phòng trừ.

 

 

 

Bệnh Tua mực hại Quế

 

 

Sâu đo ăn lá hại Quế

 

Nguồn tin: Trịnh Thị Luyện - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7170


Các tin khác:
 Phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại huyện Hoằng Hoá (03/11/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học”. (03/11/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Hiệu quả mô hình “Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng “Stress nhiệt” trên đàn gia cầm trong chăn nuôi nông hộ (27/10/2022)
 Hiện trạng, giải pháp phát triển nghề nuôi lồng bè trên biển bền vững tại Thanh Hoá. (26/10/2022)
 Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản vụ thu đông (10/10/2022)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa”. (05/10/2022)
 Mô hình nuôi các vược hiệu quả cao (13/09/2022)
 Mô hình chăn nuôi gà thả vườn (13/09/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang