Thanh Hoá là điểm đầu của vùng duyên hải Miền Trung, tiếp giáp với vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Tây Bắc nước ta, với chiều dài bờ biển 102 km, được giới hạn từ cửa Càn (sông Càn - Ninh Bình) đến huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An; diện tích vùng biển khoảng 23.000 km2, có 7 cửa lạch lớn nhỏ, trong đỏ 5 cửa lạch chính (Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng); một số vũng như vũng Gầm, vũng Thủi, vũng Biện Sơn và 2 hòn đảo (hòn Nẹ và hòn Mê)... Đặc điểm này đã tạo nên diện tích tiềm năng nuôi cá lồng bè trên biển khoảng 4.000 ha.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông, trên các hồ chứa, trên biển. Đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 6.099 lồng nuôi (lồng nuôi biển 3982 lồng, nuôi nước ngọt 2139 lồng) với 121.228 m3 lồng, đạt sản lượng 2097 tấn (nuôi biển 460 tấn, nuôi nươc ngọt 1.637 tấn). Nghề nuôi cá lồng trên vùng nước mặn lợ được tập trung chủ yếu ở thị xã Nghi Sơn, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Bình, Hải Châu (thị xã Nghi Sơn), xã Quảng Nham (Quảng Xương) với quy mô hộ gia đình. Trong những năm qua số lượng lồng nuôi trên biển có sự tăng lên theo thời gian. Mô hình nuôi cá lồng trong giai đoạn vừa qua với các đối tượng nuôi đa dạng và phòng phú đã mang lại hiệu quả kinh tế cáo như mô hình nuôi: cá biển (Cá song, cá giò, cá chẽm,...). Nghề nuôi cá lồng bước đầu thu được những thành tựu đáng kể, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân vùng nông thôn và tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Thanh Hóa định hướng đến năm 2025 nêu rõ: Phát huy lợi thế về tiềm năng mặt nước, điều kiện tự nhiên sinh thái, nguồn giống thuỷ sản có giá trị kinh tế được sản xuất trong nước đưa vào nuôi thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển thuỷ sản nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá lồng trên sông tỉnh Thanh Hóa vẫn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu các quy định về nuôi cá lồng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Bởi vậy, hiệu quả nuôi cá lồng mang lại chưa ổn định, bộc lộ những nguy cơ phát triển thiếu bền vững và đã có khu vực nuôi lấn chiếm mặt sông, hồ ngăn cản dòng chảy, ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trong quá trình nuôi đã xuất hiện các dịch bệnh và đã gây tác động tiêu cực đến môi trường vùng nuôi.
Vấn đề đặt ra này hiện nay trong việc xác định địa điểm nuôi, đối tượng nuôi, mùa vụ nuôi, hình thức nuôi, thị trường đầu ra của sản phẩm và phân vùng diện tích nuôi tập trung để tạo ra khối lượng lớn hàng hóa, vẫn còn gặp khó khăn đối với các nhà quản lý, đầu tư và các hộ nuôi. Do đó, nếu không định hướng cho phát triển nuôi nghề nuôi cá lồng trên vùng nước mặn lợ của tỉnh một cách đúng đắn, có khoa học thì sẽ làm giảm lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng của tỉnh Thanh Hoá.
Thanh Hóa có tiềm năng mặt nước biển, cửa sông, eo vịnh, đảo Mê...Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng thành vùng sản xuất hàng hóa. Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nghiên cứu và định hướng phát triển nuôi cá trên các hồ chứa thành ngành sản xuất hàng hóa. Hiện nay, Bộ và các Ban Ngành, địa phương và doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng bao gồm công nghệ nuôi, công nghệ chế tạo lồng nuôi, công nghệ giống, khoa học giống và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động nuôi cá lồng ngày càng được quan tâm; Nguồn lực lao động tại các địa phương còn rất lớn, bộ phận lao động chăn nuôi, trồng trọt lợi dụng thời gian nhàn rỗi có thể tham gia nuôi thủy sản thêm. Tuy nhiên, phát triển thủy sản hiện nay có tỷ trọng sản lượng cũng như giá trị chưa tương xứng vì những khó khăn tồn tại như: Nghề nuôi cá lồng phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu định hướng về thị trường, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái. Nghề nuôi lông trên cửa sông, ven biển còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất thấp, trình độ kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nuôi cá lồng hiện nay. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ nuôi lồng chưa được đầu tư: Hệ thống lồng bè còn thô sơ, vật liệu chưa đáp ứng yêu cầu (lồng bè cơ bản vẫn là lồng truyền thống: tre, nứa, gỗ,…, lồng nuôi công nghiệp sử dụng vật liệu sắt, inox, HDPE còn ít. Hậu cần dịch vụ kém; con giống, thức ăn, chế biến và tiêu thụ còn hạn chế. Bên cạnh đó, người dân trong vùng còn nghèo, khả năng đầu tư kém; Chịu tác động lớn của bão, lũ hàng năm làm giảm tính bền vững; Thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng (chủ yếu tiêu thụ nội địa, đặc biệt các huyện xa trung tâm thì tiêu thụ sản phẩm khó khăn; chưa có chính sách để khai thác diện tích mặt nước nuôi lồng bè và liên kết trong sản xuất với các ngành.
