Số lượt truy cập
Hôm nay 37142
Hôm qua 58866
Tuần này 200712
Tháng này 3238539
Tất cả 193034123
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 15/08/2022
Một số quan tâm khi tự phối trộn thức ăn trong chăn nuôi

Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, người chăn nuôi chủ động tự phối trộn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm để vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, vừa giảm giá thành sản phẩm. Để phối trộn thức ăn cho vật nuôi đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng người chăn nuôi cần quan tâm một số vấn đề sau:

1. Nguyên liệu

Nguyên liệu thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, không bị ẩm mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.

Khẩu phần thức ăn phối trộn cần có đủ 4 nhóm nguyên liệu:

- Nhóm thức ăn giàu năng lượng bao gồm các loại hạt ngô, lúa, tấm, cám, củ sắn, củ khoai lang…;

- Nhóm thức ăn giàu protein gồm có:

+Thức ăn có nguồn gốc thực vật: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…

+Thức ăn có nguồn gốc động vật: cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, giun đất, …

- Nhóm thức ăn giàu vitamin, nhóm này gồm có các loại rau, củ,quả, lá cây, các loại vitamin và premix vitamin tổng hợp,…

- Nhóm thức ăn giàu khoáng bao gồm vỏ cua, sò, ốc,  bột xương, vỏ trứng…

Trong nhóm nguyên liệu trên một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa như: Đậu tương phải rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền. Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: Khô dầu,sắn, bắp, tấm, cám gạo, cám mì... .Chúng thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng nên cần xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.

Khoáng và vitamin là sản phẩm đặc biệt dành cho mỗi công thức. Vì vậy, cần lựa chọn những nhà sản xuất uy tín, chất lượng ổn định và cần tham vấn ý kiến nhà sản xuất trước khi sử dụng cho vật nuôi.

2. Cách phối trộn thức ăn

Phối trộn thức ăn chăn nuôi bằng 2 cách: bằng máy trộn hoặc trộn thủ công.

Quy trình trộn thức ăn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Trước tiên xử lý các nguyên liệu (làm chín, làm khô, loại bỏ độc tố...) rồi đem đi nghiền nhỏ.

Bước 2: Cân khối lượng từng nguyên liệu theo công thức cho từng mẻ trộn.

Bước 3: Trộn đều

- Trộn bằng máy:

+ Đổ nguyên liệu như ngô, đỗ tương,… vào thùng trộn trước, sau đó lấy các nguyên liệu có khối lượng ít như như khoáng và vitamin,… trộn với một lượng bột ngô, cám,… trộn đều ở ngoài trước rồi cho vào thùng trộn cùng với các nguyên liệu đã cho vào.

+ Bật máy trộn tầm 5- 7 phút rồi cho ra bạt hoặc nên sạch.

- Trộn thủ công:

+ Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.

+ Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều cho đến khi thức ăn có màu đồng nhất.

Bước 4: Có thể lựa chọn ép viên hoặc sử dụng trực tiếp cho vật nuôi.

Trong một số trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn, trước khi trộn cần kiểm tra đúng chủng loại thuốc, các thông tin về sản phẩm (ngày sản xuất, hạn sử dụng, liều lượng, thời gian ngừng thuốc…) và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bao, thùng chứa thức ăn phối trộn phải giặt, rửa sạch, phơi khô nếu dùng lại bao cũ.

3. Bảo quản và sữ dụng thức ăn

Nơi trữ thức ăn phải khô ráo, thoáng mát. Bao thức ăn phải để cao cách mặt nền và cách vách khoảng 30 – 40 cm. Ngăn chặn chuột, kiến, mọt, mối, gián,… vào nơi trữ thức ăn. Cần chú ý những bao thức ăn bị rách, sử dụng bao 2 lớp (có lớp nilon bên trong) tránh ẩm mốc để đựng thức ăn.

Thức ăn cho vật nuôi chỉ nên trộn để sử dụng cho 3 - 5 ngày. Thức ăn khi trộn xong cần phải được đóng bao và dán nhãn cẩn thận cho từng loại vật nuôi và xếp sắp riêng từng loại.

Trước khi sử dụng phải kiểm tra chất lượng thức ăn bằng cảm quan về màu sắc, mùi vị và nấm mốc.

Vật nuôi nào thì sử dụng thức ăn của chính vật nuôi đó, không nên sử dụng một loại thức ăn để cung cấp cho nhiều loại vật nuôi. Cần sử dụng thức ăn đúng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và hướng sản xuất của con vật. Lượng thức ăn cung cấp cho một con vật trong một ngày phải dựa trên nhu cầu và mục đích chăn nuôi, tránh để thức ăn bị thừa, rơi vãi ra ngoài nhằm tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng. Khi cần thay đổi thức ăn, nên chuyển dần dần trong vài ngày. Không nên chuyển đổi một cách đột ngột sẽ có thể làm vật nuôi kém ăn và gây rối loạn tiêu hóa. Khi cho gia súc, gia cầm ăn cần bố trí đủ máng ăn sao cho phù hợp với số lượng vật nuôi nhằm đảm bảo cho toàn đàn được ăn cùng lúc, tránh hiện tượng chen lấn nhau, vật nuôi ăn không đồng đều, dẫn đến còi cọc, chậm lớn.

4. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ

Trong quá trình chăn nuôi cần ghi chép đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến việc sử dụng thức ăn như: Mua nguyên liệu, thức ăn công nghiệp; thức ăn tự phối trộn; quá trình cung cấp cho vật nuôi ăn tại chuồng theo khẩu phần hàng ngày; việc bổ sung thuốc vào trong thức ăn để phòng và chữa bệnh… vào sổ theo dõi sẽ giúp cho việc kiểm soát và quản lý nguồn thức ăn một cách tốt hơn.

Trong điều kiện chăn nuôi vẫn đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay nếu người chăn nuôi chủ động được một phần hoặc toàn bộ nguồn thức ăn chăn nuôi và có phương pháp sử dụng hợp lý sẽ góp phần giảm đáng kể được chi phí đầu vào hạ giá thành sản phẩm; đồng thời tạo ra được các sản phẩm chăn nuôi an toàn, chất lượng./.

Nguồn tin: Nguyễn Đình Đức -Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9570


Các tin khác:
 Thanh Hóa : Hiệu quả mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (03/08/2022)
  Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi vịt siêu thịt kết hợp nuôi cá nước ngọt (03/08/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Chăn nuôi vịt thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” tại xã Xuân Hưng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (15/07/2022)
  Hiệu quả bước đầu mô hình trồng keo lai mô tại xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành (12/07/2022)
  Làm giàu từ nghề sản xuất con giống thủy sản nước ngọt (08/07/2022)
  Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả (06/07/2022)
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang