Số lượt truy cập
Hôm nay 9122
Hôm qua 58866
Tuần này 172692
Tháng này 3210518
Tất cả 193006102
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 12/07/2022
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng keo lai mô tại xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành

Xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành là xã trung du miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp đất rừng là 5.693,58 ha trong đó có 320,4 ha đất lâm nghiệp. Trong những năm qua, công tác sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trồng rừng theo hướng tập trung thâm canh. Để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả rừng trồng đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn xã huyện theo hướng công nghệ cao. Năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thành triển khai mô hình "Liên hết các hộ xây dựng mô hình thâm canh cây keo lai vô tính" tại xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành với quy mô 14 ha cho 7 hộ tham gia.

Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng, được hỗ trợ 70% cây giống và phân bón, đồng thời các hộ tham gia đối ứng 30%. Tổng các loại vật tư phân bón, cây giống cho các hộ tham gia mô hình là: 2.421 kg phân NPK 5:10:3 và 14.244 cây giống keo lai vô tính (kể cả đối ứng). Sau khi được cấp phát cây giống các hộ đã tiến hành trồng xong trong tháng 7/2021.

Đến nay sau gần 1 năm trồng, chiều cao trung bình 2,5m, đường kính đạt từ 2,8 -3,0cm, cây sinh trưởng nhanh vượt 20-25% so với trồng đại trà chiều cao chỉ đạt 1,5-1,8m, đường kính 2,0-2,5cm. Điển hình là gia đình anh Phạm Xuân Thạch ở thôn Nghéo xã Thạch Lâm cây cao trung bình 3m (cá biệt có những cây đạt 3,5m) đường kính gốc đạt 3,5-4cm, sinh trưởng tốt. Anh Thạch cho biết anh từng trồng keo rất nhiều năm nhưng cây sinh trưởng chậm hơn rất nhiều so với cây keo trong mô hình. Gia đình anh rất quan tâm đầu tư chăm sóc mô hình, chăm sóc phát dọn bón phân vun gốc theo đúng quy trình được hướng dẫn. Anh dự kiến hiệu quả kinh tế đến khi thu hoạch chu kỳ 8-10 năm sau khi trừ chi phí đạt 420 - 450 triệu đồng/ha/chu kỳ, trung bình mỗi năm cho thu nhập 35 - 37 triệu đồng/ha, tăng gấp 2,4 - 2,8 lần so với chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ và vượt trội hơn so với việc mua giống xô bồ không rõ nguồn gốc trồng đại trà từ 35 - 40%.

Để có được những kết quả đạt được như trên trước hết là do trong quá trình thực hiện các hộ tham gia đã tuân thủ sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông và cán bộ chỉ đạo giám sát, thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật như làm đất, bón lót đầy đủ trước khi trồng, đào hố đúng kích thước (30 x 30 x 30)cm, trồng đúng mật độ 1.330 cây/ha, cây cách cây 2,5m; hàng cách hàng 3m, bón lót 0,2kg phân NPK 5.10.3. Bên cạnh việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ khâu chọn đất đào hố lấp hố bón phân thì việc đưa giống keo được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô từ các dòng BV16, BV33 đã góp phần mang lại thành công bước đầu cho mô hình. Đây là giống tiến bộ kỹ thuật với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống đã và đang được trồng trên địa bàn huyện: Giống được ươm trong bầu hữu cơ không sử dụng túi nilon nên đã giảm được công vận chuyển trong quá trìnH trồng; đồng thời giảm chi phí trồng rừng tăng năng suất rừng trồng. Bộ rễ cây đảm bảo, khả năng cây bén rễ sau trồng nhanh hơn, cây phát triển mạnh đồng đều, tỷ lệ sống cao. Việc sử dụng các nguyên liệu làm giá thể nhằm hạn chế khai thác đất mặt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và môi giới lây lan dịch bệnh...

Đây là mô hình được lãnh đạo xã, chính quyền địa phương, các hộ tham gia và các hộ trên địa bàn đánh giá rất cao về những kết quả bước đầu đã đạt được. Nhận thấy được điều đó các hộ cũng mong muốn mô hình sẽ được tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn các xã, huyện trong những năm tiếp theo và đề nghị có những chính sách ưu đãi về vốn để đầu tư chăm sóc cho ngành lâm nghiệp để giảm bớt khó khăn cho bà con miền núi, vùng sâu vùng xa giúp nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững. Thông qua việc thực hiện mô hình giúp bà con nông dân trên địa bàn thay đổi dần cách nghĩ, cách làm và tập quán sản xuất, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người trồng rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Đồng thời tạo ra những mô hình có những ưu điểm vượt trội so với diện tích rừng tập trung là nơi tham quan học tập cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.


 

 

Nguồn tin: Trịnh Thị Luyện - Trung tâm KN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 6713


Các tin khác:
  Làm giàu từ nghề sản xuất con giống thủy sản nước ngọt (08/07/2022)
  Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả (06/07/2022)
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả bước đầu mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (02/06/2022)
 Tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân (27/05/2022)
 Một số biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (27/05/2022)
  Quản lý rủi ro trong nuôi ngao nhằm thích ứng với biến đổi kí hậu tại Thanh Hóa (26/05/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang