Số lượt truy cập
Hôm nay 35215
Hôm qua 39190
Tuần này 139919
Tháng này 3177745
Tất cả 192973329
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 02/02/2023
Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ

Bệnh đạo ôn hại lúa là một trong những bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trong vụ Xuân, vì vụ này thời tiết lạnh, thường có nhiều sương mù, trời âm u ít nắng… đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn phát sinh và phát triển. Trên thực tế sản xuất lúa của tỉnh Thanh Hóa đã từng có những đợt dịch đạo ôn gây ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, chất lượng lúa.

Để giúp bà con hiểu hơn về bệnh đạo ôn, nguyên nhân, biểu hiện và cách  phòng trừ hiệu quả, chúng tôi xin trình bày đôi nét về bệnh đạo ôn và một số biện pháp phòng trị để bà con chủ động đối phó; nâng cao năng suất chất lượng.

1. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pirycularia oryzae.

2. Triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây Lúa: lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.

Triệu chứng bệnh trên lá: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ như đầu mũi kim màu xanh xám, sau chuyển qua màu nâu. Trên các giống mẫn cảm các vết bệnh thường to, có hình thù đặc trưng là hình thoi xung quanh màu nâu đậm, có khi có quầng mầu vàng nhạt, giữa có màu xám trắng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau tạo nên vết bệnh vô định hình, vết bệnh bị cháy khô. Nếu nặng thì cả lá bị cháy khô, rụi xuống.

Triệu chứng bệnh trên cổ bông, đốt thân: Vết bệnh ban đầu cũng có màu xám xanh sau đó chuyển sang màu nâu, nâu đậm, nếu gặp ẩm độ không khí cao thì tại vết bệnh có một lớp nấm mốc màu xanh xám, trời khô vết bệnh nhăn lại, có thể bị gãy gập, làm cho lúa bị lép lửng, gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng.

- Trên hạt: Vết bệnh có hình đốm tròn, viền màu nâu, tâm màu xám, làm cho hạt bị lép.

3.  Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh:

- Điều kiện thời tiết: Bệnh hại nặng vào lúc trời âm u, ẩm độ không khí cao, có sương mù. Bệnh đạo ôn trong điều kiện nhiệt độ 20 – 280C, thời tiết âm u trong vụ Xuân rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại nặng.

- Ảnh hưởng của phân bón, đất đai: Những chân ruộng trũng hẩu bùn rất phù hợp cho bệnh đạo ôn phát triển gây hại. Sử dụng phân bón không cân đối, bón dư đạm… hoặc bón quá muộn vào lúc nhiệt độ, độ ẩm không khí thích hợp cho bệnh phát triển thì khả năng nhiễm bệnh cũng tăng lên.

- Ảnh hưởng của giống: Ở ruộng trồng giống nhiễm thì bệnh cũng phát triển và gây hại rất nặng.

4. Biện pháp phòng trừ:

Để chủ động hạn chế tác hại và phòng trừ có hiệu quả bệnh đạo ôn hại lúa, một số giải pháp kỹ thuật cần được tiến hành đồng bộ trên ruộng lúa.

1. Sử dụng giống ít nhiễm. Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi. Bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối (Sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân hợp lý), không bón quá nhiều phân đạm, cần bón cân đối giữa đạm, lân, kali. Khi bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn. Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh. Cấy với mật độ thích hợp, không nên cấy quá dày để cây lúa có thể tận dụng được ánh sáng, phân bón, quang hợp tốt….

2. Thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện các ổ dịch và tiến hành bao vây ổ dịch (đặc biệt là những ruộng gieo cấy giống nhiễm như một số giống lúa thơm, những ruộng lúa tốt lốp…) phòng trừ bệnh ngay khi bệnh mới xuất hiện và gây hại trên diện hẹp.

3. Phun thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng kỹ thuật, đúng liều lượng), đồng thời phối hợp biện pháp “3 giảm 3 tăng” để giữ vững năng suất. Khi phun thuốc phải đủ lượng nước như khuyến cáo của nhà sản xuất để nước thuốc được trải đều trên toàn bộ ruộng và cây lúa. Trường hợp bệnh nặng hoặc điều kiện thời tiết nhiều sương mù, ẩm cao.v.v… thuận lợi cho nấm phát triển thì nên phun thuốc nhắc lại 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày để hiệu quả trừ bệnh đạt hiệu quả. Tuyệt đối không pha thêm những loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao phun xịt cùng với thuốc. Đối với những ruộng sắp trỗ nếu thấy thời tiết thuận lợi cho bệnh (ban đêm lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, trời âm u, ít nắng…) thì cần phun một đợt thuốc ngừa bệnh tấn công trên cổ bông, bông và hạt lúa, và phun tiếp lần hai sau đó khoảng 10-15 ngày (phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để không ảnh hưởng đến thụ phấn của bông lúa). Khi phun thuốc nên chỉnh béc phun cho thật nhuyễn để thuốc có thể bám đều trên lá và trên bông; lượng nước thuốc phun cũng phải tùy thuộc giai đoạn lúa. Khi phun thuốc vào buổi sáng sớm thì ta nên dùng cành cây gạt sương đọng trên lá trước, vì giọt sương đọng trên lá có thể kéo nước thuốc rơi xuống đất khi chúng ta phun thuốc./.



 

 


Hình ảnh: Triệu chứng Bệnh đạo ôn hại lúa

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh – Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9204


Các tin khác:
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
 Mô hình liên kết trong sản xuất khoai tây ở Hoằng Đông - Hoằng Hóa (30/11/2022)
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc. (17/11/2022)
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ngạch (Cranoglanis sinensis)  (17/11/2022)
 Một số biện pháp phòng chống sâu, bệnh hại Quế (03/11/2022)
 Phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại huyện Hoằng Hoá (03/11/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học”. (03/11/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang